Tìm kiếm theo: Tác giả Đào Phương Chi

Duyệt theo: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
Hoặc nhập chữ cái đầu tiên:  
Kết quả [1 - 6] / 6
  • item.jpg
  • Article


  • Tác giả : Đào Phương Chi (2023-04)

  • Thờ Hậu (làng xã hoặc tổ chức nào đó thờ cúng một ai đó - không phải là thần thánh - sau khi người đó qua đời) là phong tục tồn tại khá dài trong thời quân chủ Việt Nam và phát triển mạnh nhất trong giai đoạn thế kỉ XVII - XVIII. Bài viết này tìm hiểu tục thờ Hậu trên cơ sở khảo sát các văn bản tục lệ Hán Nôm, với trọng tâm nghiên cứu là các vấn đề: "Hậu ” là ai?; Phương thức sử dụng vật cung tiến; Phương thức tri ân Hậu; Việc “thực hiện hợp đồng ” giữa người được thờ cúng và tổ chức chịu trách nhiệm thờ cúng. Sự tương đồng dị biệt trong các quy định trên giữa các làng xã cũng được tìm hiểu trong mức độ nhất định.

  • item.jpg
  • Article


  • Tác giả : Đào Phương Chi (2023-09)

  • “Cầu phúc” là lễ tiết phổ biến trong làng xã Việt Nam thời quân chủ. Vào đầu thế kỷ XX, lễ tiết này đã có một số lần được đề cập trong sách báo đương thời, mà những nhận định về thời gian tổ chức, số lần tổ chức và quy mô tiết lễ trong các ghi chép dó mang tính thống nhất khá cao. Tuy nhiên, thông tin từ các văn bản tục lệ ghi bằng chữ Hán, chữ Nôm đã chứng tỏ lễ cầu phúc trong thực tế có khác biệt khá nhiều so với các ghi chép kể trên. Bài viết này sẽ làm rõ sự khác biệt giữa thực tế diễn ra trong làng xã (qua ghi chép từ các văn bản tục lệ) vả những ghi chép trong các sách báo đầu thế kỷ XX, thông qua các nội dung chính: số lượng, thời điểm, quy mô của tiết cầu phúc trong phạm vị tỉ...

  • item.jpg
  • Article


  • Tác giả : Đào Phương Chi (2022-05)

  • Văn từ, văn chỉ là cơ sở thờ tự Nho giáo. Qua thông tin từ các tư liệu tục lệ, bài viết này, một mặt hệ thống lại các cấp quản lí của văn từ văn chỉ, mặt khác xác định đây là loại công trình kiến trúc đặc hữu của Việt Nam, chứ không phải là sự tiếp thu từ Trung Quốc, đồng thời khẳng định: bên cạnh nghi lễ Nho giáo, tại đây còn có những nghi lễ ngoài Nho giáo; về đối tượng được thờ tự, bên cạnh Tiên thánh, Tiên hiền, văn từ, văn chỉ còn thờ cúng những đối tượng khác.

  • item.jpg
  • Article


  • Tác giả : Đào Phương Chi (2024-08)

  • Bên cạnh chức sự cá nhân như Chủ tế, Tả văn, Độc chúc..., một thành phần không thể thiếu được trong các buổi tế tự làng xã là chức sự tập thể. Nếu như ở các chức sự cá nhân, tiêu chuẩn lựa chọn thường xuyên được đề cập, thì đốì với chức sự tập thể, người ta thường bỏ qua mục đó, mà đi thẳng vào nhiệm vụ, quyền lợi và đôi khi là quy định các hình thức phạt khi không làm tròn nhiệm vụ. Trên cơ sở phân tích tư liệu của một số' làng xã thuộc khu vực Hà Đông, Hoài Đức, Đan Phượng, Từ Liêm, Thường Tín, Phú Xuyên..., bài viết tìm hiểu về những quy định liên quan tới chức sự tập thể được ghi chép trong các văn bản tục lệ, để có thể hình dung được phần nào về họ.

  • item.jpg
  • Article


  • Tác giả : Đào Phương Chi (2024-07)

  • Thờ Hậu là hoạt động tâm linh trong làng xã Việt Nam. Tục này được nhiều người cho rằng đã có từ thế kỷ XVI. Tuy nhiên, những văn bản hiện còn có ghi chép về “giao kèo” thờ Hậu chỉ có niên đại sớm nhất là vào thế kỷ XVII. Dựa trên những thông tin trong các văn bản tục lệ Hán Nôm, bài viết tìm hiểu về sự thay đổi của tục thờ Hậu qua các phương diện: giới tính, số lượng, loại Hậu, nơi chịu trách nhiệm thờ Hậu tại tinh Hưng Yên từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX. Qua đó, bài viết rút ra kết luận sơ bộ: nguyên nhân của sự thay đổi về giới tính của Hậu khá phức tạp, không chỉ đơn thuần là do nơi gửi Hậu là môi trường phù hợp với giới nào; xu hướng chung là số lượng Hậu tăng dần theo thời gian; h...