Tìm kiếm theo: Tác giả Đỗ Hương Giang

Duyệt theo: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
Hoặc nhập chữ cái đầu tiên:  
Kết quả [1 - 5] / 5
  • item.jpg
  • Article


  • Tác giả : Đỗ Hương Giang (2023-08)

  • Thời Trần được coi là một trong những thời kỳ hùng mạnh nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam. Trong cội nguồn sức mạnh tư tưởng văn hóa giúp nhà Trần trở thành triều đại hùng mạnh, Phật giáo đóng vai trò quan trọng. Có thể nói, tư tưởng Phật giáo Việt Nam thời Trần là biểu trưng cho tinh hoa trí tuệ của dân tộc Đại Việt thế kỷ XIII. Chính vì vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tư tưởng Phật giáo thời Trần nói chung, tư tưởng của Tuệ Trung Thượng Sĩ nói riêng. Tuy nhiên, chưa có bài viết nào tập trung hoàn toàn vào nhân sinh quan trong tư tưởng của Tuệ Trung Thượng Sĩ. Dựa trên văn thơ của Tuệ Trung Thượng Sĩ trong cuốn Thơ văn Lý-Trần, tập II - quyển thượng d...

  • item.jpg
  • Article


  • Tác giả : Đỗ Hương Giang (2024-01)

  • Trên cơ sở luận giải tiền đề cho sự hình thành quan điểm về bản thể của Trần Thái Tông, bài viết tập trung làm rõ những nội dung cơ bản trong quan niệm của Trần Thái Tông về bản thể dược thể hiện trên hai phương diện: 1) Khái niệm bản thể; 2) Mối quan hệ giữa bản thể và thế giới hiện tượng. Từ đó, bài viết nhấn mạnh, theo Trần Thái Tông, bản thể là thực tại cuối cùng, không có khởi đầu và cũng không có kết thúc. Bản thể hay chân như (chân lý tuyệt đối) có mối quan hệ bất khả phân ly với thế giới hiện tượng (chân lý tương đối), cái này là biểu hiện của cái kia và cái kia được biểu hiện ra nhờ cái này một cách biện chứng.

  • item.jpg
  • Article


  • Tác giả : Đỗ Hương Giang (2022-08)

  • Quan điểm về bản thể là một trong những nội dung quan trọng trong tư tưởng thiền của Tuệ Trung Thượng Sĩ. Căn cứ trên vần thơ hiện còn, có thể tóm tắt quan điểm này của ông như sau: Thứ nhất, bản thể là khởi nguyên, cội nguồn, là cái gốc, cái đầu tiên của toàn thể vũ trụ. Bản thể có tính chất thưởng hằng và chân thực, không trái cũng không phải, không có khởi đầu và cũng không có kết thúc. Bản thể này không thể miêu tả bằng ngôn ngữ, vì vậy, không thể hiểu bằng nhận thức thông thường (nhận thức bằng ngôn ngữ). Thứ hai, thế giới hiện tượng và con người đều xuất hiện từ bản thể. Mỗi chúng sinh đều có tính chất, mầm mống của bản thể, tức là mỗi chúng sinh đều có Phật tính. Mối quan hệ gi...

  • item.jpg
  • Article


  • Tác giả : Đỗ Hương Giang (2024-09)

  • Cư trần lạc đạo phú cùa Trần Nhân Tông là một trong những bài phú đã thể hiện gần như đầy đủ quan điểm của Trần Nhân Tông về Thiền. Nội dung của Cư trần lạc đạo phú bàn đến những vấn đề cơ bản của Phật giáo, đó là các vấn đề: bàn thể luận, nhân sinh quan và nhận thức luận. Tư tưởng Phật giáo của Trần Nhân Tông trong bài phú này nói lên hai đặc điểm, đó là: tính tổng hợp uyển chuyển và tính chất hướng nội, biện tâm.