Browsing by Author Hoàng Văn Chung

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  
Showing results [1 - 5] / 5
  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Đồng Thành Danh; Hoàng Văn Chung (2022-07)

  • Cho đến nay, các nghiên cứu về đạo Bàlamôn ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào niềm tin và thực hành tôn giáo, với những tập quán tiêu biểu và các di sản văn hóa. Những nghiên cứu đi sâu về các biểu tượng, trang phục của chức sắc và đặc biệt là âm nhạc sử dụng trong các nghi lễ của đạo Bàlamôn còn chưa nhiều. Bài viết giới thiệu và phân tích những yếu tố quan trọng nhưng còn ít được chú ý này dưới góc độ tiếp cận đạo Bàlamôn của dân tộc Chăm như một tôn giáo chứ không chỉ như một hiện tượng tín ngưỡng dân gian hay di sản văn hóa truyền thống. Nghiên cứu này do đó đóng góp thêm cho hướng tiếp cận Tôn giáo học về đạo Bàlamôn của dân tộc Chăm ở Việt Nam.

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Hoàng Văn Chung; Trần Anh Châu (2023-07)

  • Tín ngưỡng dân gian của cư dân vùng ven biển Việt Nam trong thời gian vài thập niên gần đây có sự hồi sinh mạnh mẽ trên nhiều phương diện như diễn tả niềm tin, thực hiện nghi lễ, tổ chức lễ hội, phục dựng cơ sở thờ cúng, v.v... Đồng thời, sự thay đổi trong bối cảnh sống, tiến trình giao lưu văn hóa, hội nhâp về lối sống giữa các dân tộc ngày càng sâu rộng, v.v... đang tạo ra những biến đổi đáng chú ý đối với các loại hình tín ngưỡng vốn dĩ rất phong phú và đa dạng này. Từ tiếp cận liên ngành Tôn giáo học và văn hóa học, Tâm lý học về tôn giáo, bài viết qua phân tích những dữ liệu mới thu thập được ở thực địa kết hợp với các tài liệu thứ cấp nhằm làm rõ ba phương diện cơ bản của tín ng...

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Lê Hoàng Hải; Hoàng Văn Chung (2022-05)

  • Bài viết này là kết quả nghiên cứu về thực hành nghi lễ Mông Sơn thí thực của Phật giáo Bắc truyền trong bối cảnh đô thị hiện nay tại chùa Tảo Sách (Hà Nội) và chùa Linh Tiên (Thành phố Hồ Chí Minh) trong thời gian 2019-2020. Bài viết trước tiên trình bày rõ về nguồn gốc, bản chất, mục đích, quy trình, quy mô thực hiện nghi lễ. Tiếp đến, bài viết tiến hành so sánh những điểm tương đồng, khác biệt, đồng thời làm rõ các vấn đề đặt ra từ thực trạng thực hành nghi lễ này. Nghiên cứu này do đó góp phần đưa lại cái nhìn tổng thể về việc thực hành nghi lễ Mông Sơn thí thực ở hai thành phố lớn nhất cả nước hiện nay, góp phần chỉ ra hình thức tiêu chuẩn của nghi lễ và xác định những biến đổi t...

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Trần Thị Phương Anh; Hoàng Văn Chung (2023-02)

  • Dựa trên các dữ liệu thu thập được từ năm 2019 đến năm 2022, bài viết mang lại một cái nhìn có tính cập nhật và toàn diện về tôn giáo của cộng đồng người Chăm đang sinh sống ở Việt Nam hiện nay. Chúng tôi trình bày về các loại hình tôn giáo, cả thiết chế hóa và phi thiết chế hóa (tín ngưỡng), theo cách tiếp cận Tôn giáo học, với sự tập trung vào các phương diện niềm tin và đối tượng thờ cúng, chức sắc và tín đồ, tổ chức cộng đồng, nghi lễ, và cơ sở thờ cúng. Đồng thời, trên cơ sở lý thuyết khuếch tán văn hóa và tiếp biến văn hóa, bài viết cũng nêu một số nhận định về tình hình đời sống tôn giáo của người Chăm trong thời gian qua.

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Chu Văn Tuấn; Hoàng Văn Chung; Nguyễn Thế Nam (2023-09)

  • Việt Nam là quốc gia đa tộc người, đa tôn giáo, đồng thời, ở mỗi khu vực, vùng miền lại có những đặc điểm riêng về tộc người, tôn giáo. Chẳng hạn, các vùng núi phía Bắc, vùng duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nam Bộ đều có những đặc trưng riêng về tộc người, tôn giáo so với các khu vực, vùng miền khác trên cả nước. Vùng ven biển Việt Nam, trải dài từ Bắc vào Nam là nơi sinh sống , cộng cư của nhiều tộc người, tiêu biểu là người Kinh, người Hoa, người Chăm, người Khmer. Điều kiện tự nhiên – môi trường biển – đã quy định sinh kế, phương thức sinh hoạt, phong tục tập quá...của đời sống cư dân nơi đây, tạo nên những đặc trưng riêng của khu vực này, đồng thời, cũng tạo nên những giá trị riê...