Browsing by Author Lê Minh Toàn

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  
Showing results [1 - 11] / 11
  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Lê Minh Toàn; Dương Hải Hà (2022-02)

  • Năm 2020, Singapore xếp hạng 11 thế giới về chỉ số phát triển Chính phủ điện tử (CPĐT) (EGDI) của Liên Hợp Quốc (LHQ). Mục tiêu xây dựng Chính phủ số của Singapore là làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn với trọng tâm rõ ràng - tạo và cung cấp trải nghiệm người dùng lấy công dân làm trung tâm, giúp mọi thứ trở nên dễ dàng hơn cũng như tham vọng đưa Singapore trở thành một Quốc gia thông minh (smart nation) đầu tiên trên thế giới.

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Lê Minh Toàn (2022-03)

  • Các công ty Công nghệ tài chính (Fintech) xuất hiện tại Việt Nam vào năm 2015 và tính đến hết tháng 9/2021 đã có 188 công ty Fintech hoạt động tại Việt Nam. Theo thống kê của McKinsey, mức độ sử dụng Fintech và ví điện tử tại Việt Nam cao hơn mức trung bình của khu vực châu Á - Thái Bình Dương (tổng từ 16% năm 2017 lên 56% vào năm 2021). Mặc dù Việt Nam có số lượng công ty Fintech thấp hơn nhiều nước láng giềng ASEAN, nhưng con số này vẫn đang tăng lên hàng năm. Tuy nhiên, việc tồn tại những khoảng trống pháp lý hiện nay được xem là lý do quan trọng nhất khiến các công ty Fintech của Việt Nam chưa thể phát triển đúng tiềm năng.

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Lê Minh Toàn; Dương Hải Hà (2022-02)

  • Trên lộ trình thực hiện chuyển đổi số (CĐS), xây dựng Chính phủ số hướng đến quốc gia thông minh và an toàn, Chính phủ Singapore cho rằng: Dữ liệu là huyết mạch của nền kinh tế số và chính phủ số. Với tư cách là người quản lý một lượng lớn dữ liệu, Chính phủ rất coi trọng trách nhiệm bảo mật dữ liệu và bảo vệ quyền riêng tư của các cá nhân. Chiến lược quốc gia về AI là một bước quan trọng trong Hành trình quốc gia thông minh của Singapore nhằm tăng cường sử dụng các công nghệ AI của mình để chuyển đổi nền kinh tế của Singapore, thực hiện những thay đổi sâu sắc, đạt được hiệu quả năng suất và tạo ra các lĩnh vực tăng trưởng.

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Lê Minh Toàn (2022-10)

  • Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) và Nhóm G20 xác định nền kinh tế số như một loạt các hoạt động kinh tế bao gồm tất cả các công việc trong lĩnh vực số, cũng như các ngành nghề số trong các ngành phi kỹ thuật số. Chúng bao gồm các hoạt động sử dụng thông tin và kiến thức số hóa như yếu tố then chốt của sản xuất; mạng lưới thông tin hiện đại như một không gian hoạt động quan trọng và ICT để thúc đẩy tăng trưởng năng suất và tối ưu hóa cơ cấu kinh tế. Nói một cách dễ hiểu, nền kinh tế số là một thị trường được xác định, có tổ chức, được kích hoạt và tạo điều kiện bởi công n...

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Dương Hải Hà; Lê Minh Toàn (2022-09)

  • Năm 2020, Nhật Bản xếp hạng 14 thế giới về Chỉ số Phát triển Chính phủ điện tử (EDGI) của Liên Hợp Quốc, trong đó riêng Chỉ số Tham gia điện tử (E-Participation Index), Nhật Bản xếp hạng 4/193 quốc gia. Tác động của đại dịch COVID-19 đã khiến cho Nhật Bản nhận ra cần phải thực hiện Chuyển đổi số (CĐS) nhanh chóng để thích ứng với bối cảnh mới và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Số hóa trở thành một trong các ưu tiên cao nhất của Chính phủ Thủ tướng SUGA Yoshihide.

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Lê Minh Toàn (2022-01)

  • Doanh số bán lẻ thương mại điện tử ( TMĐT) B2C của Việt Nam trong năm 2020 đạt 11,8 tỷ USD, chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước. Dự kiến năm 2021 đạt 13 tỷ USD, đứng thứ 4 khu vực ASEAN. Tuy nhiên, vấn nạn hàng giả, hàng lậu, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên các sàn giao dịch TMĐT và mạng xã hội vẫn đang còn rất nhiều; hoạt động TMĐT có yếu tố nước ngoài phát sinh dưới nhiều hình thức, tranh chấp với đối tác trong TMĐT; thách thức về an toàn, an ninh mạng và bảo mật cá nhân trong các giao dịch TMĐT rất đáng lo ngại. Đặc biệt, các mạng xã hội đang...

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Lê Minh Toàn (2022-04)

  • Theo Statista, thị trường thương mại điện tử (TMĐT) bán lẻ Việt Nam được dự báo tăng 300%, từ 13 tỷ USD năm 2021 lên 39 tỷ USD vào năm 2025. Theo báo cáo của Tập đoàn Google và Temasek, tại Việt Nam, cứ 7 trong số 10 người tiêu dùng đều được tiếp cận kỹ thuật số và hết năm 2021 đã có 53 triệu người tiêu dùng số. Việt Nam cũng được kỳ vọng là thị trường có tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, với tổng giá trị hàng hóa TMĐT ước đạt 56 tỷ USD vào năm 2026 theo nghiên cứu của Facebook và Bain & Co.