Browsing by Author Lương Mỹ Vân

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  
Showing results [1 - 6] / 6
  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Lương Mỹ Vân (2024)

  • Bài viết xem xét các vấn đề giá trị, giá trị quốc gia, truyền thống và giá trị quốc gia truyền thống, từ đó đưa ra và phân tích về một số giá trị quốc gia mang tính truyền thống của Việt Nam bao gồm: lòng yêu nước, tinh thần độc lập, đoàn kết và cố kết cộng đồng, tinh thần tôn kính tổ tiên, sự hòa hợp với tự nhiên. Trong “bối cảnh mới” (tức là thời đại ngày nay), các giá trị trên đã có sự biến đổi theo những hướng khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn chủng vẫn tồn tại như những giá trị trong thời kỳ hiện đại chứ không biến mất, bởi chúng đều góp phần tạo nên chính con người và xã hội Việt Nam hiện tại.

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Lương Mỹ Vân (2023-12)

  • Quan điểm về tính và nhân tính là một bộ phận trọng yếu của lý luận Tổng Nho về con người. Lê Quý Đôn cũng dựa vào các lý luận về tính và nhân tính của Tống Nho để xây dựng quan điểm của mình về tính, tính người, tâm. Tuy nhiên, có điểm đặc biệt trong các quan niệm đó của Lê Quý Đôn: ông ít khi xem xét trực tiếp, hoặc có những phát biểu mang tính thuần túy lý luận về các vấn đề tính và nhân tính. Chỉ có thể bóc tách các quan điểm về tính và nhân tính của Lê Quý Đôn từ những luận bàn về chính trị, xã hội, v.v., tức là những vấn đề hiện thực và cụ thể. Điều này cho thấy tính thực tiễn trong lập trường của Lê Quý Đôn. Chính bởi lập trường đó, ông đã tránh được các hạn chế viển vông, hư h...

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Lương Mỹ Vân (2022-06)

  • Trong lịch sử Nho học Jo-seon, Jeong Yak Yong được xem là nhà kinh học tiêu biểu. Việc giải thích kinh điển của Jeong Yak Yong hướng tới mục tiêu làm rõ tư tưởng thực sự của thánh hiền cổ đại, tức là phải hiểu được lời lẽ, ý tứ của kinh điển một cách chính xác. Thông qua việc phân tích một số ví dụ cụ thể trong Luận ngữ cổ kim chú - một trong những tác phẩm kinh học đồ sộ và có giá trị nhất của Jeong Yak Yong - như “chính trị vô vi hay hữu vi”, “cái trí và cái ngu của Ninh Võ Tử”, “việc Khổng Tử gặp Nam Tử”, có thể khái quát được lý do và ý nghĩa của yêu cầu “hiểu đúng kinh điển”, cũng như các cách thức chú giải tỉ mỉ nghiêm ngặt của ông để thực hiện yêu cầu đó.

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Lương Mỹ Vân (2024-08)

  • Bài viết tìm hiểu những ý nghĩa mà tư tưởng ycu nước Việt Nam nửa đàu thế kỷ XX đề lại đối với tư tường yêu nước Việt Nam hiện nay. Trước tiên có thể thấy, tư tường yêu nước Việt Nam nửa đàu thế kỷ XX là một bộ phận của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, là cội nguồn sức mạnh tinh thần đưa dân tộc Việt Nam vượt qua thử thách cùa lịch sử đồ đi đến mục tiêu độc lập, tự do, hạnh phúc. Tư tưởng ấy đóng góp những giá trị phong phú, làm giàu cho chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, trở thành dặc trưng tiêu biểu cùa phẩm chất tinh thần con người Việt Nam. Tư tường yêu nước Việt Nam nửa đầu thế kỳ XX đem lại những bài học VÔ giá về xây dựng nền tảng tinh thần của khối đại đoàn kết dân tộc - là yếu tố hàng ...

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Lương Mỹ Vân (2023-01)

  • Bài viết nhằm tìm hiểu những nét đặc sắc trong lối tư duy của Lê Quý Đôn (1726 - 1784) thể hiện trong Thư kinh diễn nghĩa. Thư kinh diễn nghĩa là tác phẩm kinh học còn lại duy nhất của Lê Quý Đôn, được viết khi ông đang ở độ chín về tư tưởng, nên thể hiện rõ nét những đặc trưng về mặt tư duy của ông. Đầu tiên, có thể thấy Thư kinh diễn nghĩa thể hiện tư duy của một nho học giả Tính lý học điển hình, nhưng cũng có những nét khác biệt phân biệt với các nhà Tính lý học khác. Thứ nữa, Thư kinh diễn nghĩa cho thấy tư duy của Lê Quý Đôn có tính thực tiễn và thực dụng, không cứng nhắc và giáo điều, dựa chắc trên hiện thực. Ngoài ra, tư duy của ông mang tính động và rất linh hoạt. Việc đề cao...