ArticleAuthors: Ngô Bích Ngọc (2022-09)
Theo nghiên cứu đăng tải tháng 3/2020 của Viện Nghiên cứu Báo chí Reuters (ĐH Oxford) dựa trên 225 thông tin sai lệch liên quan đến dịch COVID-19, có đến 88% lượng thông tin trên xuất hiện ở các nền tảng mạng xã hội, 59% thông tin thiếu xác thực vẫn tồn tại trên Twitter mà không hề có cảnh báo kèm theo, con số này đối với Youtube và Facebook là 27% và 29%, 9% đối với truyền hình và 8% trên các loại hình báo chí khác. Đó chỉ là một ví dụ trong hàng loạt các loại tin giả phát tán mỗi ngày trên các nền tảng mạng xã hội. Công chúng cần thiết lập "bộ lọc" để suy xét kĩ khi tiếp nhận và chia sẻ tin tức trên mạng xã hội, các nhóm trò chuyện (chat), các diễn đàn, nhóm thảo luận trên mạng để đ...