Browsing by Author Nguyễn Kim Măng

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  
Showing results [1 - 3] / 3
  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Nguyễn Kim Măng (2022-03)

  • Ninh Binh là một trong những địa phương tồn tại hệ thống văn bia phát triển liên tục, kéo dài gần 1.000 năm, với tổng số vốn bia đến nay hiện biết là 965 đơn vị văn bản, trong đó số văn bia Hậu Phật là 56 văn bản. So với các địa phương khác ở vùng dồng bằng sông Hồng, văn bia Hậu Phật ở Ninh Bình chỉ chiếm 5,8%, trong tổng số văn bia hiện có. Trong bài viết này, tác giả tìm hiểu lý do vì sao Ninh Binh có hệ thống văn bia Phật giáo phong phú, nhưng tỷ lệ bia Hậu Phật lại ở mức rất khiêm tốn. Cùng với đó, tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm và giá trị nội dung được phản ánh trong hệ thống văn bia Hậu Phật trên địa bàn tỉnh, giúp hiểu thêm về lịch sử, kinh tế và xã hội đương thời của địa phươn...

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Nguyễn Kim Măng (2022-02)

  • Cũng như các tỉnh ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, tỉnh Ninh Bình là nơi còn bảo lưu được nhiều văn bia khắc chữ Hán, chữ Nôm. Theo kết quả khảo cứu của tác giả bài viết, toàn tỉnh Ninh Bình có 907 đơn vị văn bia (1). Ngoài số lượng văn bia không rõ về niên đại, thì văn bia sớm nhất trên địa bàn tỉnh xuất hiện vào thế kỉ thứ X, đó là các cột kinh Phật ở Hoa Lư. Theo Hà Văn Tấn: "Hiện nay, tài liệu về Phật giáo thế kỉ X rất ít. Bài chú Hoa Lư là một tài liệu quý. Có thể đây là một loại bi kí có niên đại sớm nhất của thời kì phong kiến tự chủ trong số các bi kí đã phát hiện từ trước đến nay” (2). Văn bia có niên đại muộn nhất ở Ninh Bình được dựng vào năm 1947.

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Nguyễn Kim Măng (2023-07)

  • Gần đây, do cơ duyên chúng tôi đã được tiếp cận tấm bia mộ về Hoa Lâm hầu Trịnh Tốn (con trai của Trịnh Khả) mang niên hiệu Cảnh Thống thứ 5 (1502), được gia đình ông Cao Văn Sáu ở tỉnh Thanh Hóa cung cấp. Văn bia được phát lộ trong quá trình gia đình dùng máy xúc cải tạo lại khu vườn nhà. Nội dung văn bia đã cung cấp thêm tư liệu tiểu sử về một vị khai quốc công thần thời Lê sơ - Hoa Lâm hầu Trịnh Tốn. Việc tiếp tục sưu tầm, giới thiệu những văn bia mang niên đại Lê sơ trên cả nước nói chung và Thanh Hóa nói riêng là một việc làm cần thiẽt nhằm mục đích bảo quản, gìn giữ những tư liệu lịch sử quan trọng trước sự tàn phá của thời gian.; Recently, thanks to the support of Mr. Cao Van S...