Browsing by Author Nguyễn Thị Dương

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  
Showing results [1 - 7] / 7
  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Dương;  Advisor: Tạp chí Nghiên cứu lịch sử (2023-02)

  • Trong số các cơ quan cứu tế của triều Nguyễn, Dưỡng tế sở là một cơ quan khá đặc biệt. Vốn được đặt ra dưới đời vua Gia Long (năm 1814) như một cơ quan nhằm chữa bệnh đồng thời chăm nuôi những người dân cơ nhở bị đau ốm nhưng từ đời vua Minh Mạng trở di, Dưỡng tế sở có nhiều thay đổi. Không phải chỉ từ sau năm 1884, khi triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp đối với Việt Nam mà ngay trong lúc còn thuộc quyền quản lý của chính quyền nhà Nguyễn, những thay đổi của Dưỡng tế sở cũng đã diễn ra.

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Dương (2024-01)

  • Tác giả Nguyễn Tĩnh (? - 1880) được ghi nhận lần đầu tiên năm 1962 (trong sách Lược truyện các tác gia Việt Nam. Gần đây, trong quá trình tìm hiểu một vị quan triều Nguyễn dòng dõi tôn thất (Tôn Thất Tịnh), chúng tôi nhận thấy giữa nhân vật này và Nguyễn Tĩnh có rất nhiều điểm trùng hợp (từ tên tự, tên hiệu, năm mất, chức quan nấm giữ, cho tới cả tên các trước tác). Trong khi thông tin về vị quan triều Nguyễn dòng dõi Tôn Thất có thể kiểm chứng được bằng sử liệu triều Nguyễn, thông tin về tác giả Nguyễn Tĩnh hiện vẫn chưa tìm được cứ liệu xác minh. Bời vậy, căn cứ trên các tài liệu hiện biết, bài viết cho rằng nên trả các sách Nông Hà thi văn sao, Sĩ học trai ký, Tế nhân dược hiệu về ...

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Dương (2022-05)

  • Vấn đề dịch bệnh nói chung được chính sử triều Nguyễn ghi chép một cách sơ sài thì tình hình càng đặc biệt hơn đối với địa bàn Bắc Kỳ dưới đời vua Đồng Khánh (1886-1888). Trong 3 năm này, dịch bệnh vẫn xảy ra ở Bắc Kỳ song rất nhiều sự kiện đã không được ghi nhận trong chính sử. Nhờ sử dụng chủ yếu khối tài liệu thuộc văn khố triều Nguyễn, hình thành từ đời vua Đồng Khánh và đặc biệt gắn với Bắc Kỳ, hiện vẫn lưu giữ song còn rất ít được khai thác đó là phông Nha Kinh lược Bắc Kỳ; bài viết mang tới cái nhìn đầy đủ hơn về tình hình dịch bệnh ở Bắc Kỳ dưới đời vua Đồng Khánh, đồng thời bài viết cũng chỉ ra những thay đổi đầu tiên trên phương diện quản lý của chính quyền đối với dịch bệnh...

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Dương (2023-01)

  • Vệ sinh bảo giám 衞生寶鑑do Hội Trí tri xuất bản năm 1898 là một cuốn sách đặc biệt trong số thư tịch y dược Hán Nôm Việt Nam. Đây là cuốn sách Hán Nôm đề cập thuật ngữ “vệ sinh” (I’hygiène/hygiene) theo tri thức khoa học phương Tây sớm nhất hiện được biết, khác với nội hàm thuật ngữ “vệ sinh” trong thư tịch y dược truyền thống. Ra đời vào cuối thế kỷ XIX trong bối cảnh nền y học và y tế phương Tây đang bước đầu cùng với sự đô hộ của người Pháp thâm nhập vào Việt Nam, Vệ sinh bảo giám do đó cũng là sản phẩm của một thời kỳ đặc biệt. Dùng chữ Nôm để chuyền tải tri thức vệ sinh phương Tây, dẫu ở mức độ thường thức nhưng Vệ sinh bảo giám đã thể hiện bước đầu hiện đại hóa của xã hội Việt Nam ...