Browsing by Author Nguyễn Thị Hải

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  
Showing results [1 - 9] / 9
  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Hải; Phan Thị Thu Hiền (2023-03)

  • Truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) là một tác phẩm có hoàn cảnh ra đời đặc biệt và quá trình lưu truyền văn bản phức tạp. Không thể phủ nhận vai trò của Abel Des Michels - Giáo sư Trường Sinh ngữ Phương Đông trong việc chỉnh lý, sắp xếp, biên dịch tác phẩm này. Công trình Lục Vân Tiên ca diễn xuất bản năm 1883 tại Paris của Des Michels đã trở thành một tư liệu nền tảng quan trọng cho những phiên bản Lục Vân Tiên xuất hiện về sau. Việc tìm ra bản Lục Vân Tiên truyện do Trần Văn Của chép chữ Nôm năm 1876 tại Thư viện Đại học Ngôn ngữ và Văn minh Phương Đông (BULAC) đã làm sáng tỏ quy trình làm việc với các thao tác khoa học, chặt chẽ, cẩn trọng của Des Michels v...

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Hải (2024-01)

  • Trong thời kỳ phong kiến tự chủ, tầng lớp Nho sĩ không chỉ được nhà nước trọng dụng mà còn được làng xã hết sức kính trọng. Bởi những ông Nghè, ông Cống, ông Cử là niềm tự hào của làng, của xã. Đặc biệt là đốì với vùng đất có nhiều khó khăn nhưng lại là đất phát tích của nhiều anh tài như vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh thì học tập là con đường được lựa chọn trước tiên để tiến thân. Vì thế, mỗi làng xã, dù khó khăn hay sung túc đều có nhũng chế độ đãi ngộ đặc biệt đối với đội ngũ tri thức Nho học, nhất là những người thi cử đỗ đạt. Các chế độ đãi ngộ này được thể hiện qua các bản hương ước, tục lệ, điều lệ hay trong các văn bia còn lưu giữ tại các làng xã, đòng họ.

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Hải (2022-11)

  • Vương quốc Chămpa trong thời kỳ thịnh trị được xem là một thể chế biển, một vương quốc trọng thương với các đoàn tàu viễn dương đã xuất hiện dọc các bờ biển Đông Nam Á ngay từ những năm đầu Công nguyên. Có thời kỳ, người ta còn gọi Biển Đông là biển Chămpa và các nước khác chỉ biết đến khu vực Đông Nam Á qua các nguồn hàng và thương cảng của vương quốc này. Tuy nhiên, khi vương quốc Chămpa dần suy yếu ở thế kỷ XV và trở thành một phiên trấn của Đại Việt vào thế kỷ XVII, cư dân Chămpa di chuyển và sống tản mát khắp nơi, những ghi chép của chính sử hay các tư liệu nghiên cứu đều không nhắc đến một nền thương nghiệp Chămpa hay vai trò của cư dân Chămpa trong thời đại thương nghiệp phát t...