Browsing by Author Nguyễn Thị Trang

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  
Showing results [1 - 11] / 11
  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Trang (2022-08)

  • Theo truyền thống, người Hà Nội nói riêng và người dân khu vực Đồng bằng Bắc Bộ nói chung sẽ chọn hình thức mai táng người mất theo phương thức chôn hai lần. Lần đầu là chôn tạm (còn gọi là hung táng), sau thời gian từ ba đến năm năm, các gia đình tiến hành cải táng, "tắm ” xương cốt người mất qua nước thơm rồi cho vào một cái tiểu chôn cất vĩnh viễn. Tuy vậy, những năm gần đây, hình thức mai táng này đã có những thay đổi nhất định khi tỷ lệ người dân lựa chọn hình thức hỏa táng ngày càng tăng. Việc lựa chọn hình thức hỏa táng đã cho thấy sự thay đổi trong quan niệm mai táng truyền thống của người Hà Nội hiện nay. Bởi khi lựa chọn hình thức hỏa táng, người mất sẽ chỉ phải chôn một lần...

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Trang (2022-01)

  • Hội họa là một trong những hướng tiếp cận đa chiều khi nghiên cứu về đời sống kinh tế - xã hội của một thời đại từng tồn tại trong lịch sử. Trong dòng chảy lịch sử hội họa của Joseon, tranh phong tục thời hậu kỳ đóng một vai trò quan trọng vào việc góp phần truyền tải những nét đẹp truyền thống dân tộc, phác họa đời sống con người ở nhiều phương diện khác nhau. Bài viết chọn lọc và phân tích một số bức tranh của Shin Yun Bok - một người vẽ tranh phong tục đại tài - để khái quát hình ảnh người phụ nữ thời hậu kỳ Joseon ở các tầng lớp khác nhau, giúp độc giả hiểu thêm đời sống vật chất cũng như tinh thần của họ dưới sự chi phối của tư tưởng Nho giáo.

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Trang; Phạm Quang Tùng (2023-04)

  • Khi nhắc tới truyền thống hậu Phật hay tục cúng Hậu trong lịch sử, người ta thường nhắc tới một số khái niệm có liên quan đến tục này như: bầu Hậu, lập Hậu, mua Hậu, Hậu Thần, Hậu Phật, Hậu Hiển... Bài viết này, dựa trên cơ sở những phân tích của các nghiên cứu đi trước, ngoài việc làm rõ một số khái niệm có liên quan đến truyền thống Hậu Phật nêu trên, chúng tôi cùng sẽ phân tích về tiến trình phát triển của hình thức Hậu Phật trong lịch sử phát triển của tục cúng Hậu ở Việt Nam. Từ đó, nêu bật ý nghĩa của truyền thống Hậu Phật trong xã hội Việt Nam xưa qua việc phân tích những yếu tố có liên quan đến những người được coi là Hậu Phật, như: tài sản cung tiên, người cung tiên, quyền lợ...