Browsing by Author Nguyễn Trung Hiếu

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  
Showing results [1 - 17] / 17
  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Nguyễn Trung Hiếu (2022-10)

  • Vào những thập niên đầu thế kỷ XX, đạo Bửu Sơn Kỳ Hương bắt đầu phát triển trở lại, do đệ tử của các ông đạo tái lập. Sự tái hoạt của Bửu Sơn Kỳ Hương nguyên thủy và việc ra đời các chi phái cho thấy sức sống mạnh mẽ của một tôn giáo từ lâu đã ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống tinh thần của người dân Nam Bộ; khẳng định phương pháp tu hành của tôn giáo đáp ứng nhu cầu tinh thần của người dân và hoàn cảnh lịch sử xã hội. Chùa Thanh Sơn và nhóm tín đồ Tin Minh Hiếu Nghĩa giáo – Bửu Sơn Kỳ Hương ở thị trấn Phủ Hòa, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang ra đời trong bối cảnh lịch sử xã hội đó và cho đến nay chưa có tác giả nào nghiên cứu về cộng đồng này. Bài viết trình bày quá trình hình thành chùa...

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Nguyễn Trung Hiếu (2023-09)

  • Trên thế giới có nhiều quốc gia sử dụng lá của các cây họ Cọ để lưu lại chữ viết trước khi họ biết sử dụng giấy. Một số quốc gia vùng Nam Á và Đông Nam Á đã sử dụng kinh lá như một hình thức lưu trữ kinh Phật; kinh lá buông cũng nằm trong hệ thống kinh lá và được hình thành trong quá trình truyền bá Phật giáo. Kinh lá buông được xem như tài sản quý giá của người Khmer Nam Bộ, được cất giữ cẩn thận và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Cùng với Phật giáo Nam tông, kinh lá buông có một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Khmer Nam Bộ. Kinh lá buông hiện diện trong các nghi lễ quan trọng của cộng đồng ở chùa, các nghi lễ tại gia và phum, sóc. Trong bài viết này, chúng tôi tìm ...

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Võ Văn Thắng; Nguyễn Trung Hiếu; Đặng Đăng Thư (2023-07)

  • Tứ Ân Đạo Phật ra đời ở vùng Tây Nam Bộ, Việt Nam vào năm 1947. Đây là một loại hình tôn giáo mới ra đời dựa trên cơ sở tổng hợp các triết lý của các truyền thống tôn giáo lớn như Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, Kitô giáo và tín ngưỡng dân gian. Việc thờ phụng và hệ thống lễ cúng trong năm của Tứ Ân Đạo Phật mang tính tôn giáo và tín ngưỡng dân gian ở vùng Nam Bộ. Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu và phân tích về ba lễ cúng nổi bật, bao gồm: lễ cúng Tổ Thầy thuốc, cúng Trại ruộng và cúng Cấp tế. Đây là các lễ cúng rất độc đáo trong hệ thống lễ cúng được tổ chức hàng năm ở cộng đồng tín đồ Tứ Ân Đạo Phật.

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Võ Văn Thắng; Nguyễn Trung Hiếu (2023-03)

  • Lễ hội Vía Bà Chúa xứ núi Sam được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia”. Trong lễ hội này có một loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc đang dần biến mất, đó là múa Bóng rỗi. Từ việc khái quát về múa Bóng rỗi ở Nam Bộ, hoạt động múa Bóng rỗi ở Nam Bộ trước đây và hiện nay, đặc biệt là trong Lễ hội Vía Bà Chúa xứ núi Sam, bài viết phân tích giá trị của nghi lễ và chức năng văn hóa của múa Bóng rỗi trong Lễ hội Vía Bà Chúa xứ núi Sam ở An Giang. Từ đó, bài viết chỉ ra các nguyên nhân của sự dần biến mất hoạt động múa Bóng rỗi này cũng như đề xuất tái diễn múa Bóng rỗi tại Lễ hội Vía Bà Chúa xứ núi Sam nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh và ...

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Nguyễn Trung Hiếu; Vi Văn Thảo (2022-11)

  • Sơ đồ vừa là phương tiện dạy học, vừa là phương pháp dạy học có khả năng khái quát hóa nội dung, kiến ​​thức cho người học một cách dễ hiểu. Phương pháp dạy học bằng sơ đồ cũng là một trong những phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng dạy học hiện nay. Việc sử dụng sơ đồ trong dạy học môn Kinh tế và Pháp luật lớp 10 ở trường THPT Khoa học Giáo dục có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bài viết trình bày vai trò của việc sử dụng sơ đồ trong dạy học môn Kinh tế và Giáo dục pháp luật, trên cơ sở đó đề xuất phương pháp sử dụng sơ đồ trong dạy học các môn ở trường THPT Khoa học Giáo dục thông qua 05 sơ đồ minh họa do tác giả đưa ra.; Diagrams are both a teaching medium and a teachi...

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Nguyễn Trung Hiếu; Đặng Đăng Thư (2022-06)

  • Tứ Ân Đạo Phật là một nhóm tôn giáo mới ra đời ở An Giang vào năm 1947. Nhóm này được sáng Ịập dựa trên nền tảng tư tưởng giáo lý của Bửu Sơn Kỳ Hương (ra đời năm 1849) và tư tưởng Phật giáo. Sau một thời gian ngắn ra đời, Tứ Ân Đạo Phật tạo ra ảnh hưởng rất lớn trong đời sống tinh thần và vật chất của người dân ở một số địa phưong vùng biên giới tỉnh An Giang và Kiên Giang. Ở bài viết này, tác giả bước đầu nghiên cứu về lịch sử hình thành tôn giáo mới Tứ Ân Đạo Phật và các phương diện quan trọng, như: tư tưởng giáo lý, quá trình khẩn hoang lập làng, đặc trưng thờ phụng, hệ thống nghị lễ.