Tìm kiếm theo: Tác giả Nguyễn Văn Quý

Duyệt theo: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
Hoặc nhập chữ cái đầu tiên:  
Kết quả [1 - 7] / 7
  • item.jpg
  • Article


  • Tác giả : Nguyễn Văn Quý; Lê Trọng Hanh (2023-02)

  • Sau thời Trần (1226-1400), thời Hồ (1400-1407) và thời Lê Sơ (1428-1527), hoạt động truyền bá kinh sách Phật giáo ít được ghi chép. Song đến thời Mạc (1527-1592), Phật giáo nhận được sự quan tâm của chính quyền, tạo tiền đề cho sự phát triển ở thời vua Lê - chúa Trịnh. Đây cũng là thời kỳ Đoan Quận công Nguyễn Hoàng và các chúa Nguyễn mở cõi ở phương Nam và dẫn đến việc phân tranh quyền lực giữa hai dòng họ Trịnh - Nguyễn từ năm 1627 đến năm 1672, từ đó hình thành cục diện Đàng Ngoài, Đàng Trong. Mặc dù có những phân tranh giữa họ Trịnh với họ Mạc, rồi họ Trịnh với họ Nguyễn diễn ra nhiều năm, nhưng Phật giáo vẫn có sự phục hồi và phát triển thông qua nhiều hoạt động khác nhau, trong ...

  • item.jpg
  • Article


  • Tác giả : Nguyễn Văn Quý; Tạ Quốc Khánh (2024-08)

  • Vương quốc Champa cổ đại từng tồn tại trên dải đất miền Trung Việt Nam từ thế kỷ II đến nửa đầu thế kỷ XIX và đã để lại nhiều di sản văn hóa quý báu, góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hóa Việt Nam. Người dân Champa trong lịch sử coi Bàlamôn giáo là tôn giáo chính. Rất nhiều đền tháp, thánh địa được xây dựng trên dải đất miền Trung để tôn thờ các vị thần thuộc tôn giáo này. Phật giáo cũng đã được truyền vào Champa từ sớm và đã từng phát triển mạnh vào cuối thế kỷ IX, đầu thế kỳ X, với trung tâm là Phật viện Đồng Dương (Thăng Bình - Quảng Nam). Không chỉ ở Phật viện Đồng Dương mà nhiều dấu vết kiến trúc, di vật có liên quan đến Phật giáo của người dân Champa cổ tiếp tục được ph...

  • item.jpg
  • Article


  • Tác giả : Nguyễn Văn Quý (2024-06)

  • Trong diễn trình lịch sử của Champa, đến nay vẫn còn hiện diện nhiều công trình liên quan đến kinh đô, quân sự, và nhất là những công trình liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo độc đáo. Nhưng rất tiếc, phần lớn những công trình này trải qua nhiều thăng trầm lịch sử đã bị hư hoại và một số đã trở thành phế tích. Từ những đền tháp hiện còn, và từ kết quả khai quật khảo cổ học những năm đầu thế kỷ XX đến nay cho thấy, tín ngưỡng, tôn giáo Champa chủ yếu chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hóa, tôn giáo Ấn Độ cổ, đó là Bà La Môn giáo và Phật giáo, song vẫn có những đặc trưng riêng. Tầng lớp vua quan, quý tộc một mặt, củng cố quyền lực bằng tôn giáo thể hiện qua nhiều công trình tôn giáo đồ sộ, mặt k...

  • item.jpg
  • Article


  • Tác giả : Nguyễn Văn Quý (2024-08)

  • Miền Trung Việt Nam là cái nôi của Văn hóa Sa Huỳnh. Nền văn hóa này hình thành từ thiên niên kỷ 1 trước Công nguyên và được xem là tiền đề hình thành văn hóa Lâm Ấp, Hoàn Vương, Chiêm Thành, tức Champa sau này với một số đặc trưng điển hình; đồng thời cũng dễ nhận thấy các hoa tai hình quả cầu hai đầu hình thú vật. Mẫu hoa tai này còn được tìm thấy ở Thái Lan, Philippines, Mailaysia,.... Ngoài ra, khảo cổ học còn phát hiện một số loại tiền, vũ khí và một số vật dụng vào những năm đầu Công nguyên khiến cho ta hình dung về mạng lưới mậu dịch trên biển, cũng như giao thoa ván hoá với Ấn Độ, Trung Quốc.

  • item.jpg
  • Article


  • Tác giả : Nguyễn Văn Quý (2023-01)

  • Với Phật giáo Hà Tĩnh: "Chỉ trong vòng chưa đầy ba thập kỷ (1991 - 2018), kể từ khi chia tỉnh Nghệ Tĩnh thành hai tĩnh Nghệ An, Hà Tĩnh, được sự quan tâm của các cấp chính quyền, các doanh nghiệp, doanh nhân, nhà hảo tâm, Tăng ni, Phật tử, đông đảo các tầng lớp nhân dân trong, ngoài tỉnh, hơn 100 ngôi chùa lớn nhỏ trên địa bàn huyện, thị, thành của Hà Tỉnh đã được trùng tu, sửa chữa hoặc xây mới hoàn toàn bằng nguồn vốn xã hội hóa". Cùng với kiện toàn bộ máy tổ chức, bổ nhiệm tăng ni trụ trì, làm cho Phật giáo Hà Tĩnh nhập thế ngày càng sâu rộng trên cả hai phương diện Phật pháp và công tác xã hội, như từ thiện, an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.