Browsing by Author Nguyễn Xuân Kính

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  
Showing results [1 - 20] / 79
  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Nguyễn Xuân Kính; Trần Hồng Hoa (2023-11)

  • Văn hoá Đại Việt là một nền văn hoá truyền thống được bắt đầu từ khi Ngô Quyền dựng nước (939) cho đến khi triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Patơnốt (1884). Thời kì này có hai dòng văn hoá, văn nghệ song song tồn tại là dân gian và bác học. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhìn chung vãn hoá, văn nghệ dân gian bị đánh giá thấp, thậm chí bị kì thị. Sau Cách mạng, các nhà giáo, nhà khoa học đầu ngành khẳng định có phần thái quá đối với văn hóa, văn nghệ dân gian; hạ thấp, xem thường văn hoá bác học. Thực ra, trong thời kì Đại Việt, cả hai dòng dân gian và bác học đều rất quan trọng, đều thể hiện bản sắc, tâm hồn dân tộc; trong không ít trường hợp, văn hóa, văn nghệ bác học đ...

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Nguyễn Xuân Kính (2022-07)

  • Nguyễn Đình Chiểu là một danh nhân văn hóa. Văn hóa Nguyễn Đình Chiểu thể hiện qua hành trạng, tư tưởng và thơ văn ông. Bài viết chỉ phân tích hai giá trị nghĩa và dũng trong văn hóa Nguyễn Đình Chiểu. Với danh nhân này, người có nghĩa là người tận tình giúp đỡ những ai gặp khó khăn, hoạn nạn; là người xả thân trừng trị kẻ ác, kẻ xấu. Người có nghĩa còn là người bất hợp tác với kẻ cường quyền phi nghĩa, từ chối cả vinh hoa của chúng. Với Nguyễn Đình Chiểu, dũng bao gồm cả sức mạnh thể chất và sức mạnh tinh thần hơn người. Nguyễn Đình Chiểu đã tiếp thu từ Luận ngữ và từ sách Trung Hoa tư tưởng về nghĩa, về dũng và mối quan hệ giữa chúng.