Browsing by Author Phạm Thanh Hằng

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  
Showing results [1 - 8] / 8
  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Phạm Thanh Hằng (2022-08)

  • Trong quá trình phát triển, văn hóa Việt Nam có khả năng tích hợp và tiếp biến các nguồn văn hóa ngoại lai. Một trong những thành tựu quan trọng của văn hóa Việt Nam là sự tiếp thu những giá trị tinh hoa của Phật giáo, chuyển tải nỏ trở thành một bộ phận cấu thành không thể thiếu của văn hóa gốc Việt Nam. Bài viết khái quát những dấu ấn đậm nét của phật giáo trong văn hóa, nghệ thuật ở Việt Nam, nhờ đó góp phần hình thành nên kho tàng di sản văn hóa quý báu của dân tộc.

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Phạm Thanh Hằng (2023-04)

  • Phật giáo đã có quá trình gắn bó, đồng hành với dân tộc Việt Nam. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của Phật giáo Việt Nam, Phật giáo tỉnh Thái Nguyên nêu cao đường hướng hành đạo "đạo pháp - dân tộc – chủ nghĩa xã hội ”, tham gia đóng góp nhiều hoạt động "ích đạo lợi đời”. Bài viết tập trung khái quát về hoạt động xã hội của Phật giáo Việt Nam nói chung và sự kế thừa, phát huy mạnh mẽ tinh thần nhập thế đó trong Phật giáo tỉnh Thái Nguyên.

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Phạm Thanh Hằng (2023-02)

  • Kể từ sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Trung Quốc đã tăng cường thúc đẩy việc xây dựng nhà nước pháp quyền nhằm quản lý đất nước dựa trên hệ thống pháp luật. Cùng với quá trình đó, tôn giáo được đưa vào hệ thống quản trị của quốc gia để điều tiết các mối quan hệ xã hội liên quan đến tôn giáo. Quản lý tôn giáo trên cơ sở pháp luật ngày càng được nâng cao. Các cá nhân và tổ chức tôn giáo đều được tôn trọng, chung sống hòa thuận, hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật. Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày một số khía cạnh cơ bản về khung pháp lý bảo vệ quyền tự do tôn giáo của cá nhân, tổ chức tôn giáo trong nước và nước ngoài tại Trung...

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Phạm Thanh Hằng (2022-10)

  • Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia sớm có quan hệ giao lưu về kinh tế và văn hóa. Cả hai nước có nhiều nét tương đồng về văn hóa, cùng mang đậm sắc thái văn hóa phương Đông, do đó sự giao thoa về văn hóa tôn giáo là điều có tính tất yếu. Nhật Bản không phái là quốc gia đa dân tộc như Việt Nam, tuy nhiên, ở Nhật Bản cùng tồn tại đa dạng các loại hình tôn giáo và thực tế hơn nửa thế kỷ qua chứng minh Nhật Bản phải đứng trước nhiều thách thức đặt ra từ phía các tổ chức giáo hội. Để đối mặt và giải quyết những biến chuyển sôi động trong đời sống tôn giáo, Chỉnh phủ Nhật Bản đã ban hành Luật Pháp nhân tôn giáo năm 1951. Việc nghiên cứu và đánh giá những thành tựu nổi bật của bộ luật đặc ...

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Phạm Thanh Hằng (2022-01)

  • Mỹ là quốc gia đa nguyên tôn giáo và tôn giáo có vai trò rất rộng lớn trong đời sống xã hội. Nếu tách rời tôn giáo khỏi các lĩnh vực của đời sống xã hội, thì rất khó hình dung có một nước Mỹ như ngày này. Tất cả các khía cạnh của đời sống Mỹ đều liên quan mật thiết đến tôn giáo, hay nói cách khác, tính tôn giáo thể hiện khá mạnh mẽ trong lối sống và xã hội Mỹ. Trên một cách nhìn như thế, bài viết tập trung nghiên cứu nguồn lực tôn giáo Mỹ từ phương diện văn hóa - xã hội và rút ra một số giá trị tham khảo hữu ích đối với Việt Nam.

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Phạm Thanh Hằng (2023-01)

  • Nhật Bản là quốc gia đa tôn giáo với sự hình thành và phát triển của nhiều loại hình tôn giáo khác nhau trong suốt chiều dài lịch sử, từ Thần đạo là tôn giáo nội sinh cho đến các tôn giáo ngoại nhập như Phật giáo, Kitô giáo và sau này là các tôn giáo mới. Trong sự đa dạng tôn giáo, đời sống tôn giáo Nhật Bản hàm chứa những đặc điểm riêng, từ đó củng cố vững chắc hơn bản sắc tinh thần cốt lõi của người dân Nhật Bản, đó là sự cùng tồn tại hòa hợp giữa các tôn giáo, ở đó có sự chi phối của Thần đạo có sự giao thoa, đồng đẳng Thần Phật và sự nở rộ của các tôn giáo mới sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Hiện trạng này tác động không nhỏ đến đời sống xã hội Nhật Bản.