Browsing by Author Trương Phúc Hải

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  
Showing results [1 - 5] / 5
  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Trương Phúc Hải (2022-12)

  • Đặc điểm của nghệ thuật Phật giáo thời kỳ đầu là phi nhân dạng. Đức Phật không được thể hiện trong hình thức nhân dạng mà bằng những biểu tượng. Nghệ thuật này được thực hiện từ khoảng giữa thế kỷ II trước Công nguyên (TCN) cho đến thế kỷ II. Biểu tượng đầu tiên miêu tả Đức Phật trong hình ảnh con người đó là bàn chân Phật (Buddhapāda). Bàn chân Phật được tìm thấy ở nhiều nơi trong thế giới Phật giáo. Quá trình phát triển Buddhapāda bắt đầu với những bàn chân Phật đơn giản nằm trong một khung cảnh trần thuật. Trong giai đoạn tiếp theo, nhiều biểu tượng thiêng được thêm vào Buddhapāda biệt lập. Cuối cùng, bàn chân Phật dần biến mất khi tiếu tượng học Phật giáo phát triển.

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Trương Phúc Hải (2022-03)

  • Việc sử dụng họa đồ thiêng tượng trưng cho các vị thần rất phổ biển trong văn hóa Ai Cập, Do Thái, Maya... Trong văn hóa Ấn Độ, những họa đồ kiểu này được gọi là yantra. Yantra là một phần không thể thiếu trong nghi thức thờ phượng của Hindu giáo. Yantra là một biếu tượng phi nhân dạng (aniconic), một họa đồ bao gồm sự hoán đổi của những đường kẻ và không gian hình học tượng trưng cho thần linh trong Hindu giáo. Chúng được khắc trên kim loại, trên vải hay đôi khi được vẽ trên giấy kết hợp với những ký tự bỉ ẩn. Tất cả những yếu tố hình thành nên một yantra đều mang những giá trị biểu tượng tương ứng với các trạng thái bên trong của ý thức con người. Bài viết này giới thiệu khái niệm v...

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Trương Phúc Hải (2024-06)

  • Những niềm tin Hindu giáo, những hình thức thờ phượng, sự đa dạng của các nghi lễ và phong tục được nuôi dưỡng và phát triển một cách hài hòa với hệ thống vô số biểu tượng. Biểu tượng diễn đạt ý nghĩa của một thực tại sâu hơn và tinh tế hơn so với lời nói hay chữ viết. Càng đi sâu vào lĩnh vực tâm linh càng đến gần biểu tượng. Biểu tượng chính là ngôn ngữ của tôn giáo. Biểu tượng Hindu giáo có cả phi nhân dạng (aniconic) và nhân dạng hay thánh tượng (iconic). Biểu tượng phi nhân dạng đơn giản là những biểu tượng không có hình dạng con người, được dùng thay thế hình ảnh các vị thần trong thờ phượng. Đây chỉ là một phần nhỏ trong hệ thống biểu tượng Hindu giáo, tuy nhiên, chúng xuất hiệ...