Browsing by Author Trương Thúy Trinh

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  
Showing results [1 - 7] / 7
  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Trương Thúy Trinh (2023-12)

  • Thế kỷ XVII-XVIII, trong bối cảnh chính trị đầy biến động, Phật giáo Đàng Trong phải đối mặt với hàng loạt khó khăn nhất là vấn đề thiếu lực lượng tăng sĩ. Trước tình hình đó, chính quyền chúa Nguyễn có xu hướng dựa vào lực lượng tăng nhân Trung Hoa (Minh Hương) để chấn hưng đời sống Phật giáo Đàng Trong. Tiếp cận từ các góc độ Sử học, Chính trị học, Tôn giáo học, trên cơ sở nghiên cứu một số vị tăng nhân tiêu biểu, bài viết tập trung phân tích mối quan hệ giữa chính quyền chúa Nguyễn với tăng nhân Trung Hoa nhằm góp phần làm rõ vai trò, đóng góp của tăng nhân Trung Hoa đối với đời sống Phật giáo Đàng Trong thời kỳ này.; Institute for Religious Studies, VASS In the XVII and XVIII cent...

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Trương Thúy Trinh (2023-03)

  • Để củng cố địa vị chính trị trên vùng đất mới, ngay từ rất sớm các chúa Nguyễn chủ trương phát triển Phật giáo, coi Phật giáo là bệ đỡ tư tưởng đáp ứng nhu cầu tôn giáo của số đông thành phần cư dân (Việt, Hoa, Chăm, Khmer), nó khiến cho các thực hành Phật giáo giữ vai trò nổi trội trong đời sống tôn giáo ở Đàng Trong. Đây là lý do hầu hết các nghiên cứu về chính quyền chúa Nguyễn ở giai đoạn này thường hưởng sự quan tâm vào các khía cạnh của đời sống Phật giáo như chùa chiền, tăng sĩ, tông phái, các thực hành Phật giáo...

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Trương Thúy Trinh (2023-10)

  • Tam giáo có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt, tuy nhiên truyền thống này có những điểm khác biệt khi nó theo chân các lưu dân người Việt đến sinh sống ở vùng đất Đàng Trong. Xuất phát từ nhu cầu củng cố quyền lực, thích nghi với điều kiện chính trị - xã hội, văn hóa - tôn giáo ở Đàng Trong, song song với việc duy trì truyền thống dung hòa tam giáo, chính quyền chúa Nguyễn có những điều chỉnh trong chính sách đối với tam giáo. Trên cơ sở hệ thống hóa một số nét chính trong chính sách của chính quyền chúa Nguyễn đối với tam giáo, bài viết đưa ra một số nhận định đánh giá bước đầu về những đặc điểm của chính sách chính quyền chúa Nguyễn đối v...

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Trương Thúy Trinh (2024-07)

  • Thiền sư Liễu Quán (1667-1742), là một vị Thiền sư người Việt có nhiều đóng góp đối với Phật giáo Đàng Trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XVIII. Đáng chú ý, trong bối cảnh Phật giáo Đàng Trong phải đối mặt với nhiều khó khăn do thiếu lực lượng tăng sãi, các chúa Nguyễn tích cực sử dụng hàng ngũ tăg nhân Trung Hoa. Do đó, sự xuất hiện của Thiền sư Liễu Quán cùng vối nỗ lực Việt hoá hật giáo Trung Hoa, đặc biệt là việc lập ra một Thiền phái Phật giáo cho người Việt ở Đàng Trong có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó đã kịp thời giải quyết những khó khăn của đời sống Phật giáo lúc đó, đồng thời đáp ứng nhu cầu thực hành Phật giáo của cộng đồng lưu dân Việt trên vùng đất mới Đàng Trong.

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Trương Thúy Trinh (2022-03)

  • Trên cơ sở tiếp cận từ các góc độ sử học, tôn giáo học, văn hóa học, bài viết tiến hành khảo lược tín ngưỡng thờ thành hoàng ở Kiến Thụy (Hải Phòng): truyền thống và quá trình biến đối trong diễn trình lịch sử cho đến ngày nay. Các phân tích, đối chiếu tín ngưỡng thờ thành hoàng ở Kiến Thụy trong không gian văn hóa - xã hội vùng đồng bằng Bắc Bộ để thấy được những đặc điểm chung và những nét riêng biệt. Dựa trên các nhận định đánh giá, bài viết đưa ra các dự báo, đề xuất có tính định hướng nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống lịch sử - văn hóa của vùng đất Kiến Thụy đặc biệt trong xu thế đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay.

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Trương Thúy Trinh (2024-08)

  • Cuối thế kỷ XVII, cùng với việc hình thành hệ thống chùa Sắc tứ, chính quyền chúa Nguyễn bắt đầu chú trọng đến các vấn đề quản lý tăng sĩ, cơ sở thờ tự tại các ngôi chùa này. Tiếp cận từ góc độ Sử học, Tôn giáo học, Văn bản học, trên cơ sở các nguồn tư liệu, tài liệu lịch sử, bài viết bước đầu làm rõ các biện pháp quản lý của chính quyền chúa Nguyễn đối với tăng nhân, cơ sở thờ tự tại các ngôi chùa Sắc tứ ở Đàng Trong thế kỷ XVII - XVIII. Qua đó, góp phần cung cấp một cái nhìn cận cảnh về chính sách của chính quyền chúa Nguyễn đối với Phật giáo ở Đàng Trong thời kỳ này.; At the end of the 17th century, along with the formation of the Buddhist temples appointed by the royal decree, the...

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Trương Thúy Trinh (2022-03)

  • Tam giáo là hiện tượng phổ biến ở khu vực Đông Nam Á thời kỳ trung đại, trong đó các tôn giáo Nho - Phật - Đạo cùng tồn tại trong mối quan hệ tương hỗ, bổ trợ cho nhau. Tam giáo từ lâu đã trở thành một trong những truyền thống tôn giáo, tín ngưỡng phổ biến trong đời sống sinh hoạt tinh thần của người Việt. Các tôn giáo này được truyền vào nước ta ở những thời điểm khác nhau trong khoảng từ thế kỷ I đến thế kỷ III đầu công nguyên. Quá trình du nhập và phát triển của tam giáo được các nhà nghiên cứu phân chia thành 3 giai đoạn: Tam đĩnh phân lập, Tam giáo dung hợp, Tam giáo đồng nguyên.