Browsing by Author Trần Thị Phương Anh

Jump to: 0-9 A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
or enter first few letters:  
Showing results [1 - 5] / 5
  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Trần Thị Phương Anh (2022-05)

  • Người Chăm theo Islam giáo ở Việt Nam là một cộng đồng tôn giáo — dân tộc với những đặc thù về văn hóa, niềm tin và thực hành tôn giáo. Đời sống của mỗi người Chăm Islam trên mọi phương diện gắn chặt với cộng đồng tôn giáo của họ. Tôn giáo chi phối lối sống, ứng xử, các mối quan hệ cùa mỗi cá nhân cũng như cả cộng đồng. Bài viết này, từ các dữ liệu thu thập được trong các đợt điều tra, khảo sát tại các địa phương có người Chăm Islam sinh sống trong năm 2019, 2020, sẽ trình bày một số mối quan hệ nội tại của cộng đồng này hiện nay, bao gồm: quan hệ hôn nhân, gia đình; quan hệ giữa chức sắc và tín đồ; quan hệ của cộng đồng Chăm Islam với các cộng đồng tôn giáo, dân tộc khác.

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Trần Thị Phương Anh (2022-09)

  • Với đạo Tin Lành, việc phát triển tín đồ là một trong những phương châm, nội dung hoạt động quan trọng của tôn giáo này. Các Hội Thánh Tin Lành có nhiều phương thức, chiến lược để gia tăng số lượng tín đồ, "mở rộng nước Chúa”. Trước đây, đạo Tin Lành chủ yếu ghi nhận sự phát triển của mình ở các khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, những số liệu gần đây về đạo Tin Lành đã cho thấy có sự gia tăng đáng kể tín đồ đạo Tin lành nơi các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phổ Hồ Chí Minh, tạo nên một diện mạo mới cho cộng đồng Tin Lành khu vực đô thị. Theo thông tin từ Ban Tôn giáo Chính phủ, số tín đồ Tin lành ở Hà Nội năm 2013 khoảng 6.000 người, nă...

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Trần Thị Phương Anh (2022-02)

  • Bài viết dựa trên những tư liệu thu thập được trong quá trình khảo sát thực tế tại các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ, nơi có đông người Chăm theo Islam giáo tập trung sinh sống, từ đó khái quát mô hình tổ chức của cộng đồng này, đồng thời chỉ ra những đặc trưng cơ bản của cộng đồng này. Các đặc trưng đó là: mô hình tổ chức của cộng đồng Chăm theo Islam giáo chịu sự chi phối của hai yếu tố là tính tôn giáo (Islam giáo) và tính dân tộc (truyền thống mẫu hệ). Từ sự chi phối của hai yếu tố này đã đưa đến những đặc trưng của cộng đồng này: tôn giáo là yếu tố ảnh hưởng chủ đạo trong đời sống của người Chăm theo Islam giáo trên mọi phương diện; tôn giáo cũng là yếu tố quan trọng giúp cộng đồng...

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Trần Thị Phương Anh; Hoàng Văn Chung (2023-02)

  • Dựa trên các dữ liệu thu thập được từ năm 2019 đến năm 2022, bài viết mang lại một cái nhìn có tính cập nhật và toàn diện về tôn giáo của cộng đồng người Chăm đang sinh sống ở Việt Nam hiện nay. Chúng tôi trình bày về các loại hình tôn giáo, cả thiết chế hóa và phi thiết chế hóa (tín ngưỡng), theo cách tiếp cận Tôn giáo học, với sự tập trung vào các phương diện niềm tin và đối tượng thờ cúng, chức sắc và tín đồ, tổ chức cộng đồng, nghi lễ, và cơ sở thờ cúng. Đồng thời, trên cơ sở lý thuyết khuếch tán văn hóa và tiếp biến văn hóa, bài viết cũng nêu một số nhận định về tình hình đời sống tôn giáo của người Chăm trong thời gian qua.

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Trần Thị Phương Anh; Trần Văn Đại (2023-10)

  • Qua xử lý các số liệu thống kê thu thập được từ các nguồn quốc gia và địa phương, bài viết cung cấp một số thông tin cơ bản về tình hình đạo Tin Lành trong đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Những kết quả đáng chú ý là trong những năm gần đây, đã có sự phát triển nhanh chóng của một số tôn giáo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là đạo Tin Lành. Cùng với nhân tố nhà nước, các tôn giáo đã góp phần làm thay đổi nhiều mặt trong đời sống của các cộng đồng dân cư địa phương. Bên cạnh đó, sự gia tăng của tín đồ tôn giáo là người dân tộc thiểu số đã hình thành nên các cộng đồng dân tộc - tôn giáo mới mẻ. Ở tỉnh Lai Châu, mặc dù tỷ lệ người theo tôn giáo c...