Thông tin tài liệu
Nhan đề : | Xã hội hóa quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị: góc nhìn lợi ích kinh tế |
Nhan đề khác : | Socialization of solid waste management in urban lives: a perspective from economic benefits |
Tác giả : | Nguyễn Danh Sơn |
Năm xuất bản : | 9-2022 |
Nhà xuất bản : | Viện Địa lý nhân văn. Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam |
Trích dẫn : | Nghiên cứu Địa lý nhân văn. - 2022. - Số 3 (38). - Tr. 14 - 22. |
Tóm tắt : | Xã hội hóa bảo vệ môi trường là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, đã được thể chế hóa thành các quy định pháp lý và cơ chế thực hiện, trong đó có hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị. Tuy vậy, kết quả và hiệu quả thực hiện vẫn còn rất hạn chế. Từ góc nhìn lợi ích kinh tế, sự hạn chế này thể hiện trong các vấn đề: sự bao cấp từ phía Nhà nước còn lớn; các quy định cụ thể trong chính sách chưa đủ đồng bộ và hấp dẫn đầu tư tư nhân; đầu tư “mồi” của Nhà nước còn hạn chế với nhiều quy định ràng buộc; thiếu “sân chơi” cho các hoạt động xã hội hóa. Các gợi ý chính sách nhằm tăng cường thực hiện xã hội hóa quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị, từ góc nhìn lợi ích kinh tế trong thời gian tới là: đổi mới mạnh mẽ hơn nữa tư duy và cách thức quản lý nhà nước đối với chất thải rắn sinh hoạt đô thị; tăng cường tính hấp dẫn về lợi ích kinh tế trong các quy định chính sách cụ thể; tạo lập và phát triển “sân chơi” cho xã hội hóa quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị; phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn. The socialization of environmental protection is a major policy of the Party and the State of Vietnam, it is institutionalized into specific legal regulations and implementation mechanisms, including solid waste management in urban activities. However, the results and implementation efficiency and effectiveness are still very limited. From the perspective of economic benefits, this limitation is reflected in the following issues: the subsidy from the State is still large; the specific provisions in the policy are not synchronous and attractive enough for private investment; State's "bait" investment is still limited with many constraints by regulations; lack of "playground" for socialization activities. Policy suggestions to strengthen the implementation of socialization of urban solid waste management, from the point of view of economic benefits, in the coming time are: stronger innovation in thinking and management methods. the state for municipal solid waste; enhance the attractiveness of economic interests in specific policy provisions; create and develop a "playground" for the socialization of municipal solid waste management; develop circular economic models. |
URI: | http://elib.hcmussh.edu.vn/handle/HCMUSSH/136639 |
ISSN : | 2354-0648 |
Bộ sưu tập | Bài trích |
XEM MÔ TẢ
84
XEM & TẢI
0
Danh sách tệp tin đính kèm: