Thông tin tài liệu


Nhan đề : Tín ngưỡng thờ ông Táo ở Thừa Thiên Huế: Đặc trưng và sự biến đổi
Tác giả : Nabeta Naoko
Nguyễn Văn Quảng
Năm xuất bản : 4-2022
Nhà xuất bản : Viện nghiên cứu Văn hóa. Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
Trích dẫn : Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam - 2022. - Số 4 (202). - Tr. 16-27
Tóm tắt : Biếu tượng Ông Táo ớ Việt Nam gồm một bà hai ông, tuy nhiên ở mỗi địa phương có phần khác nhau. Nét đặc trưng của tín ngưỡng thờ Ông Táo ở Thừa Thiên Huế là tượng Ông Táo bằng gốm và tranh Ông Táo được đặt ớ bàn thờ Ông Táo trong bếp. Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, sau lẫ cúng Ông Táo, người dân tống tiễn tượng Ông Táo ra cột mốc, gốc cây cổ thụ hay góc am miếu trong khu vực cư trú. Thông qua việc phân tích tài liệu và khảo sát thực địa tại địa phương, bài viết này muốn làm rõ các vấn đề: Thứ nhất, trình bày đặc trưng của tín ngưỡng thờ cúng Ông Táo của người dân Thừa Thiên Huế hiện nay; thứ hai, làm sáng tỏ sự biến đồi của nghi lễ đưa rước Ông Táo qua quá trình lịch sử; thứ ba, làm sáng tỏ quá trình hình thành tượng Ông Táo ở Thừa Thiên Huế cũng như lí do tại sao nó được tạo ra. Qua quá trình nghiên cứu, bài viết chỉ ra rằng mặc dù nghi lễ đưa tiễn Ông Táo đã được tiến hành ở miền Bắc cũng như ớ miền Trung và miền Nam Việt Nam trước đây nhưng hiện nay, Thừa Thiên Huê là nơi còn bảo lưu đậm nét nghi lễ này và một trong những đặc thù của tín ngưỡng thờ cúng Ông Táo ở Thừa Thiên Huế là việc thờ tượng Ông Táo bằng gốm có kích thước nhỏ. Song song với sự kế thừa nghi lễ tống tiễn Ông Táo truyền thống của Việt Nam nói chung, người dân Thừa Thiên Huế đã tạo ra tượng Ông Táo kích cỡ nhỏ để phục vụ việc thờ cúng Ông Táo hàng năm.
URI: http://elib.hcmussh.edu.vn/handle/HCMUSSH/137277
ISSN : 0866-7284
Bộ sưu tậpBài trích
XEM MÔ TẢ

24

XEM & TẢI

0

Danh sách tệp tin đính kèm:
Ảnh bìa
  • Tin nguong tho ong tao o Thư thien hue_Nabeta Naoko.pdf
      Restricted Access
    • Dung lượng : 988,25 kB

    • Định dạng : Adobe PDF