Thông tin tài liệu


Nhan đề : Không gian lịch sử - văn hóa xứ Thanh và Vạn Lại – Yên Trường trong các mối quan hệ khu vực
Tác giả : Nguyễn Văn Kim
Năm xuất bản : 12-2022
Nhà xuất bản : Viện sử học. Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
Trích dẫn : Nghiên cứu lịch sử. – 2022. - Số 12 (560). – Tr. 3 - 17.
Tóm tắt : Trong lịch sử và trong tầm thức của mỗi Người Việt Nam, các địa danh: Núi Đọ, Hoa Lộc, Đông Sơn, Lạch Trường, Thần Phù, Biện Sơn, Dương Xá, Hàm Rồng,... đã là những miền địa linh, gắn bó máu thịt với quá trình phát triển văn hóa, dựng xây, đấu tranh bảo vệ nền độc lập, thống nhất và chủ quyển thiêng liêng của Tổ quốc. Với Bắc Trung Bộ, có thể coi Thanh Hóa là một xứ hay một không gian lịch sử - văn hóa. Trong ký ức cùa dân tộc, các vùng quê gắn với đất phát tích của vương triều như: Thành nhà Hồ (Vĩnh Lộc), Lam Kinh (Thọ Xuân), Gia Miêu (Hà Trung),... không chỉ là nơi có nhiều di tích nổi tiếng mà còn là “chứng nhân” lịch sử, ghi dấu những chiến công, bước chuyển lịch sử quan trọng của đất nước. Dựa trên một số nguồn tư liệu, đặt không gian lịch sử - văn hóa Vạn Lại - Yên Trường trong xứ Thanh, trong mối liên hệ, so sánh vùng, liên vùng, đặc biệt là xem xét vị trí của Thanh Hóa trong thế chuyển giao giữa Bắc Bộ với Bắc Trung Bộ, giữa dải duyên hải phía Đông và miền rừng núi phía Tây, bài viết muốn góp phần làm rõ vị thê chiến lược, tiềm năng kinh tê' và các mối quan hệ khu vực của vùng đất Thọ Xuân (Thụy Nguyên) - Thanh Hóa trong bối cảnh lịch sử đất nước thế kỷ XVI.
URI: http://elib.hcmussh.edu.vn/handle/HCMUSSH/137923
ISSN : 0866 – 7497
Bộ sưu tậpBài trích
XEM MÔ TẢ

10

XEM & TẢI

0

Danh sách tệp tin đính kèm:
Ảnh bìa
  • Khong gian lich su - van hoa xu Thanh va Van Lai – Yen Truong trong cac moi_Nguyen Van Kim.pdf
      Restricted Access
    • Dung lượng : 50,78 MB

    • Định dạng : Adobe PDF