Thông tin tài liệu
Nhan đề : | Nho giáo - phương tiện quyền lực mềm của các nước Đông Á |
Tác giả : | Trần Nguyên Khang |
Năm xuất bản : | 1-2023 |
Nhà xuất bản : | Viện nghiên cứu Đông Bắc Á. Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam |
Trích dẫn : | Nghiên cứu Đông Bắc Á. - 2023. - Số 1 (263). - Tr. 20 - 29. |
Tóm tắt : | Sử dụng khái niệm/lý thuyết của Joseph Nye về quyền lực mềm trong quan hệ quốc tế, tác giả xem xét trường hợp Nho giáo như một nguồn lực mềm của các quốc gia Đông Á. Theo Nye, sức mạnh mềm được hiểu là khả năng của một quốc gia đạt được những thứ mình mong muốn bằng cách tác động tới các quốc gia khác thông qua sự thuyết phục hay cuốn hút. Một trong những kênh ảnh hưởng quan trọng nhất là thông qua hệ thống giá trị tư tưởng. Được vun đấp, tạo dựng từ lâu đời, thể hiện qua thế giới quan, lối sống và thậm chí trong cả cách thức quản trị xã hội, truyền thống Nho học có thể là một nguồn lực quan trọng để tạo nên sức mạnh mềm cho các quốc gia Đông Á. Nghiên cứu sẽ lấy ba quốc gia tiêu biểu về truyền thống Nho giáo là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc để xem xét liệu Nho giáo có thực sự là nguồn lực hữu hiệu cho sức mạnh mềm của các quốc gia này hay không. |
URI: | http://elib.hcmussh.edu.vn/handle/HCMUSSH/138629 |
ISSN : | 2354-077X |
Bộ sưu tập | Bài trích |
XEM MÔ TẢ
172
XEM & TẢI
0
Danh sách tệp tin đính kèm: