Item Infomation


Title: Di sản hóa thực hành tôn giáo tín ngưỡng và sự quản trị cái thiêng: Nghiên cứu trường hợp lễ Hết Chá của người Thái ở Mộc Châu, Sơn La_Phạm Đặng Xuân Hương _Đỗ Thị Thu Hà
Authors: Phạm Đặng Xuân Hương
Đỗ Thị Thu Hà
Issue Date: 3-2023
Publisher: Viện nghiên cứu văn hóa dân gian
Citation: Nghiên cứu văn hóa Việt Nam. - 2023. - Số 3 (207). - Tr. 27 - 41
Abstract: Lý thuyết về di sản tôn giáo, đúng chủ ý là sự phê bình mối quan hệ giữa di sản hóa và tính thiêng (Meyer & Marleen de Witte 2013, Isnart & Nathalie Cerezales 2020, Salemink 2013, 2016, 2022,...) đã nhấn mạnh về quá trình thế tục hóa khi phục dựng một thực hành tôn giáo tín ngưỡng vì một mục đích phi tôn giáo của các cơ quan công quyền. Đây cũng được xem là một biểu hiện của sự chiếm đoạt văn hóa khi các thực hành văn hóa cụ thể bị đưa ra khỏi ngữ cảnh, bị "những người ngoại đạo” diễn giải, đóng gói và trình bày cho khán giả bên ngoài như một di sản đích thực cần bảo tồn, từ đó làm "xói mòn ” các quyền (quản lý, tổ chức, tạo ra và nhận lợi ích) của cộng đồng sở hữu di sản. Tuy nhiên, sự phê phán này dễ dàng bỏ qua các trường hợp cụ thể, nơi những nhóm và cá nhân được xem là "bên dưới ” (bottom-up), "yếu thế" đã nắm bắt tình thế, dùng cái thiêng để tái chiếm đoạt quyền quản trị di sản, xây dựng lại kịch bản trình diễn di sản và nỗ lực để đảm bảo cho sự tồn tại của cái thiêng. Quá trình di sản hóa, mặt nào đó cũng có tác dụng nối lại sự ngắt quãng các thực hành văn hóa, tín ngưỡng, phục hồi vũ trụ quan vạn vật hữu linh của cộng đồng bản địa. Bài viết phân tích về các động thái này qua trường hợp lễ hội Hết Chá của người Thái trắng ở Mộc Châu, Sơn La.
URI: http://elib.hcmussh.edu.vn/handle/HCMUSSH/138859
ISSN: 0866-7284
Appears in CollectionsBài trích
ABSTRACTS VIEWS

29

VIEWS & DOWNLOAD

0

Files in This Item:
Thumbnail
  • Disanhoathuchanhtongiaotinnguong_Phamdangxuanhuong.pdf
      Restricted Access
    • Size : 49,88 MB

    • Format : Adobe PDF