Thông tin tài liệu


Nhan đề : Khảo sát hoạt động xây dựng môi trường dạy học tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh trung học cơ sở ở một huyện miền núi khu vực Tây Bắc Việt Nam
Tác giả : Hoàng Thị Diệu Linh
Nguyễn Hữu Cương
Năm xuất bản : 1-2024
Nhà xuất bản : Bộ Giáo dục & Đào tạo
Trích dẫn : Tạp chí Giáo dục. - 2024. - Tập 24, số 2. - Tr. 39 - 43
Tóm tắt : Trong thời đại quốc tế hóa và toàn cầu hóa hiện nay, việc dạy và sử dụng tiếng Anh giao tiếp ở Việt Nam đang là mối quan tâm của các nhà quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh và toàn xã hội. Nghiên cứu này phân tích thực trạng các hoạt động xây dựng môi trường dạy học tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh tại một số trường trung học cơ sở ở khu vực miền núi phía Bắc. Nghiên cứu sử dụng khảo sát 85 nhà quản lý và giáo viên tại 6 trường trung học cơ sở ở một huyện miền núi phía Bắc. Dữ liệu được thu thập và phân tích bằng công cụ phân tích thống kê SPSS của IBM. Kết quả cho thấy ở một số trường học, cán bộ quản lý và giáo viên vẫn chưa thực sự chủ động khi lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch xây dựng môi trường dạy học tiếng Anh theo hướng phát triển kỹ năng giao tiếp. Một vấn đề khó khăn của giáo dục miền núi hiện nay là thiếu giáo viên tiếng Anh cấp tiểu học và trung học, thiếu cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, quá tải chương trình môn học và thiếu chính sách hỗ trợ. Bài viết kết luận rằng việc dạy và học tiếng Anh tại các trường được khảo sát vẫn còn nặng về lý thuyết, thiếu tính ứng dụng, chưa thực sự phát triển năng lực cốt lõi của học sinh trong quá trình dạy và học tiếng Anh hiện nay.
In the current era of internationalization and globalization, teaching and using English for communication purposes in Vietnam are of concern to educational managers, teachers, students and the whole society. This study analyzed the current status of activities in building an English teaching environment towards developing communicative competence for students at some lower secondary schools in the Northern mountainous areas. The research used a survey of 85 managers and teachers at six lower secondary schools in a northern mountainous district. The data were collected and analyzed using IBM SPSS statistical analysis tool. The results reveal that in some schools, administrators and teachers are still not really proactive when planning and implementing plans to build an English teaching environment towards developing communication skills. A difficult problem in mountainous education today is the lack of English teachers at the primary and secondary levels, lack of facilities and teaching aids, overloaded subject programs and lack of support policies. The article concludes that English teaching and learning at the surveyed schools is still in theory-heavy lessons, lacking in application, and has not really developed students' key competencies in the current English teaching and learning process.
URI: http://elib.hcmussh.edu.vn/handle/HCMUSSH/140646
ISSN : 2354-0753
Bộ sưu tậpBài trích
XEM MÔ TẢ

11

XEM & TẢI

0

Danh sách tệp tin đính kèm:
Ảnh bìa
  • Khaosathoatdongxaydungmoitruongdayhoc_HoangThiDieuLinh.pdf
      Restricted Access
    • Dung lượng : 1,86 MB

    • Định dạng : Adobe PDF