Thông tin tài liệu


Nhan đề : Đánh giá khả năng mắc cạn của chiến thuyền quân nguyên tại ghềnh cốc trong trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng năm 1288
Tác giả : Trần Đức Thạnh
Đặng Hoài Nhơn
Trần Tân Văn
Đỗ Thị Yến Ngọc
Trương Quang Hải
Bùi Văn Vượng
Năm xuất bản : 3-2023
Nhà xuất bản : Viện Địa lý nhân văn. Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
Trích dẫn : Nghiên cứu Địa lý nhân văn. - 2023. - Số 1 (40). - Tr. 3 - 13
Tóm tắt : Bãi đá ngầm Ghềnh Cốc trên lòng sông Bạch Đằng được xem như là một chướng ngại vật tự nhiên quan trọng góp phần làm nên đại thắng chống quân Nguyên trên sông Bạch Đằng ngày 09/4/1288. Tuy nhiên, với giả thiết điều kiện địa hình và thủy văn trong trận đánh tương tự như hiện nay, kết quả tính toán của bài báo cho thấy vai trò của Ghềnh Cốc trong trận đánh này không quan trọng. Với mực nước triều 1,5 m, tỷ lệ mắc cạn của các thuyền mớn nước 2,5 m là 5,4%; thuyền mớn nước 2 m là 0,7%; thuyền mớn nước 1,5 m và 1,0 m không mắc cạn. Với mực nước triều 1,2 m, tỷ lệ mắc cạn của các thuyền mớn nước 2,5 m đã là 11,7%; các thuyền mớn nước 2 m là 2,9%; các thuyền mớn nước 1,5 m và 1,0 m không mắc cạn. Với mực nước triều 0,9 m, tỷ lệ mắc cạn của các thuyền mớn nước 2,5 m là 20,3%; các thuyền mớn nước 2 m là 7,5%; các thuyền có mớn nước 1,5 m là 1,4%, các thuyền có mớn nước 1,0 m không bị mắc cạn. Ngoài ra, với điều kiện cổ địa lý hơn bảy thế kỷ trước, khi ấy Ghềnh Cốc có lẽ xuất lộ hẹp hơn hoặc không xuất lộ trên đáy dòng chảy cổ.
URI: http://elib.hcmussh.edu.vn/handle/HCMUSSH/141132
ISSN : 2354-0648
Bộ sưu tậpBài trích
XEM MÔ TẢ

14

XEM & TẢI

0

Danh sách tệp tin đính kèm:
Ảnh bìa
  • Danhgiakhanangmaccan_TranDucThanh.pdf
      Restricted Access
    • Dung lượng : 27,58 MB

    • Định dạng : Adobe PDF