Item Infomation


Title: Đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp bền vững huyện Văn Yên, Tỉnh Yên Bái
Authors: Tạ Văn Hạnh
Nguyễn An Thịnh
Phạm Quang Vinh
Issue Date: 12-2023
Publisher: Viện Địa lý nhân văn. Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
Citation: Nghiên cứu Địa lý nhân văn. - 2023. - Số 4 (41). - Tr. 87 - 97
Abstract: Nông, lâm nghiệp là các ngành kinh tế quan trọng ở khu vực miền núi phía Bắc, có mối liên hệ chặt chẽ với điều kiện tự nhiên. Huyện Văn Yên nằm ở phía Bắc tỉnh Yên Bái, có vị thế địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây trồng nông, lâm nghiệp. Bài báo sử dụng phương pháp tính trọng số so sánh cặp AHP kết hợp lấy ý kiến chuyên gia trong quá trình nghiên cứu đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp. Kết quả cho thấy, lãnh thổ nghiên cứu có tỉ lệ diện tích phát triển nông nghiệp được xếp loại rất thích nghi tương đối thấp (lúa: 1,66%; cây hàng năm khác: 3,78%; cây lâu năm: 7,04%); tỉ lệ diện tích phát triển lâm nghiệp được xếp loại rất thích nghi tương đối cao (rừng sản xuất: 44,36%; rừng đặc sản quế: 26,1%). Định hướng không gian phát triển nông, lâm nghiệp bền vững lãnh thổ huyện Văn Yên theo hướng ưu tiên phát triển rừng đặc sản quế, giảm diện tích rừng trồng, bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng, giữ ổn định diện tích các loại cây nông nghiệp.
Agriculture and forestry are important economic sectors in the Northern mountainous region, closely linked to natural conditions. Van Yen district is located in the Nnorthern of Yen Bai province, with favorable geographical position and natural conditions for developing agricultural and forestry crops. This article uses the weighted AHP pair comparison method combined with expert opinions in the process of researching and assessing landscape ecology for agricultural and forestry development. The results assessment for agricultural development show that: the studied territory has a relatively low percentage of area for agricultural development classified as very adaptive (rice: 1.66%; other annual crops: 3.78%; perennial plants: 7.04%); and a relatively high percentage of are for forestry development classified as very adaptive (production forests: 44.36%; specialty forests cinnamon: 26.1%). Spatial orientation for agriculture and forestry development is oriented towards prioritizing developing specialty forests cinnamon, reducing planted forest area, strictly preserving protection and special-use forests, stabilizing areas of agricultural crops.
URI: http://elib.hcmussh.edu.vn/handle/HCMUSSH/141161
ISSN: 2354-0648
Appears in CollectionsBài trích
ABSTRACTS VIEWS

6

VIEWS & DOWNLOAD

0

Files in This Item:
Thumbnail
  • Danhgiathichnghisinhthai_TaVanHanh.pdf
      Restricted Access
    • Size : 7,55 MB

    • Format : Adobe PDF