Item Infomation


Title: Sinh kế hiện nay của người Thái tái định cư Thủy điện Bản Vẽ, tỉnh Nghệ An
Authors: Lê Hải Đăng
Phạm Quang Linh
Issue Date: 1-2024
Publisher: Viện Thông tin Khoa học Xã hội
Citation: Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội. - 2024. - Số 1 (493). - Tr. 3 - 13, 20.
Abstract: Để phục vụ việc xây dựng Thủy điện Bản Vẽ tại tỉnh Nghệ An, gần 3.000 hộ dân với gần 14.000 nhân khẩu đã phải di dời tái định cư, trong đó đa số là người dân tộc Thái (chiếm hơn 80%) dưới hình thức tái định cư tập trung (chiếm hơn 90%) tại huyện Tương Dương (nội huyện, chiếm gần 20%) và huyện Thanh Chương (ngoại huyện, chiếm hơn 80%). Với hình thức tái định cư tập trung, người dân có lợi thế khi được hưởng lợi từ hệ thống cơ sở vật chất (điện, đường, trường, trạm, nhà ở, nhà văn hóa...) đồng bộ của dự án. Tuy nhiên, bên cạnh đó là những hạn chế như việc phải thích nghi với quỹ đất mới, khí hậu, địa hình mới, các mô hình sản xuất mới... Điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng, kinh tế - xã hội... của huyện Tương Dương và huyện Thanh Chương có những sự khác nhau cơ bản, do đó, sinh kế cùa người Thái tái định cư Thủy điện Bản Vẽ cũng không giống nơi ở cũ. Những hoạt động sinh kế đặc trưng nhất của người dân tái định cư tại hai huyện này sẽ được làm rõ trong phạm vi bài viết.
The construction of Ban Ve hydropower plant in Nghe An province has caused nearly 3.000 households with about 14.000 people to be relocated and resettled, the majority of which are Thai ethnic people (accounting for more than 80%>) in the form of concentrated resettlement (accounting for more than 90%) within Tuong Duong district (accounting for nearly 20%) and outside Thanh Chuong district (accounting for more than 80%). This form of resettlement helps people benefit from the projects synchronous infrastructure system (including electricity, roads, schools, stations, houses and cultural houses). However, they encounter limitations such as having to adapt to new land funds and climate, new terrain and new production models. Natural conditions, climate, soil, socio-economic conditions of Tuong Duong and Thanh Chuong districts also have fundamental differences, which has altered the livelihoods of Thai people who resettled here. The most typical livelihood activities of resettled people in the two districts shall be clarified in the article.
URI: http://elib.hcmussh.edu.vn/handle/HCMUSSH/141164
ISSN: 0866-8647
Appears in CollectionsBài trích
ABSTRACTS VIEWS

19

VIEWS & DOWNLOAD

0

Files in This Item:
Thumbnail
  • Sinhkehiennaycuanguoithai_LeHaiDang.pdf
      Restricted Access
    • Size : 13,19 MB

    • Format : Adobe PDF