Search

Author

Subject

Date issued

Has File(s)

Search Results

Results 67791-67800 of 67932 (Search time: 0.066 seconds).
  • Article


  • Authors: Phan Thanh Việt (2022-05)

  • Thiệu Trị là vị vua thứ ba cùa triều Nguyễn, ông nổi tiếng hay thơ- Một trong những tập thơ tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác của ông đó là tập Ngự chế cổ kim thể cách thi pháp. Đây là tập thơ gom những bài thợ độc đáo được vua Thiệu Trị sáng tác theo những thể cách cổ kim và những thể cách do chính vua tự sáng tạo, điều đó thể hiện trình độ của vua về thể cách thi pháp. Bài viết khảo cứu văn bản tác phẩm, tiến hành công tác hiệu khám học để xác định thiện bản và tìm hiểu giá trị thi học của tác phẩm.

  • Article


  • Authors: Trần Trọng Dương (2022-03)

  • Bài viết này nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Hậu ở Việt Nam qua nguồn tư liệu văn bia và các sử liệu hữu quan. Bài viết thảo luận về nội hàm của khái niệm "thờ Hậu” từ khía cạnh thực hành tín ngưỡng, phân tích cấu trúc nội hàm của các khái niệm liên quan như cung tiến, công đức, kí kị, phối thờ. Bài viết nghiên cứu cấu trúc của tín ngưỡng thờ Hậu và các loại hình Hậu để chúng ta thấy rõ các biến thể đa dạng của nó trong đời sống văn hóa xã hội. Luận điểm của bài viết cho rằng: Hậu là khái niệm định hình trên văn hóa cung tiến và hiện tượng phối thờ những tín đồ vào không gian thiêng của các loại hình tôn giáo và tín ngưỡng dân gian, trong đó nghi lễ trung tâm là lễ giỗ cho người đã mất.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Mai Hoa; Phạm Thị Lương Diệu (2022-06)

  • Sau chiến thắng mùa Xuân năm 1975, Việt Nam bước vào một thời kỳ mới, đất nước thống nhất cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, dưới tác động của các yếu tố khách quan, chủ quan, những năm 1975-1985, Việt Nam phải đối diện với những khó khăn to lớn trong quan hệ quốc tế. Do đó, một mặt, Đảng, Nhà nước Việt Nam tìm tòi và tiến hành đổi mới cục bộ; mặt khác, triển khai những bước đi cụ thể phá thế bao vây về ngoại giao, thúc đẩy quan hệ với các đối tác quan trọng trong khu vực, mà một trong những đối tác đó là Nhật Bản. Đó là một quá trình hết sức phức tạp, gắn liến và là một phần quan trọng thông qua quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với Đảng Cộng sản Nhật Bản.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Xuân Thắng (2022-07)

  • Nhân kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Văn Cừ (9-7-1912 - 9-7-2022), ngày 8-7-2022, tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Bắc Ninh tổ chức Hội thảo khoa học: "Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam, người con ưu tú của quê hương Bắc Ninh". Tạp chí Lịch sử Đảng trân trọng trích đăng bài phát biểu Khai mạc và Đề dẫn Hội thảo của GS, TS Nguyễn Xuân Thắng, ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.

  • Article


  • Authors: Trần Thị Thanh Huyền (2022-06)

  • Giai đoạn 1930-1936, với chính sách cai trị, đàn áp cách mạng của chính quyền thuộc địa, báo chí cách mạng hoạt động rất khó khăn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, báo chí cách mạng Việt Nam vẫn được xuất bản, lưu hành bí mật, ở nhiều cấp khác nhau: báo của cơ quan Trung ương, xứ ủy, địa phương; báo của công nhân, nông dân, thanh niên; báo chí trong các nhà tù đế quốc... Báo chí cách mạng đã tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối, chủ trương của Đảng; đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược; các tư tưởng đối lập, phi vô sản; kêu gọi quần chúng vùng lên, đoàn kết với phong trào cách mạng thế giới.

  • Article


  • Authors: Trần Trọng Thơ (2022-07)

  • Đồng chí Nguyễn Văn Cừ là nhà lãnh đạo xuất sắc, một tấm gương cộng sản mẫu mực của Đảng và cách mạng Việt Nam. Từ khi trở thành người cộng sản cho đến lúc hy sinh, đảm trách những cương vị lãnh đạo cao cấp của Đảng, là Tổng Bí thư của Đảng khi chưa tròn 26 tuổi, tài năng lãnh đạo và đức độ của người cộng sản, nhà lãnh đạo Nguyễn Văn Cừ đã kết tinh thành những cống hiến rất to lớn cho cách mạng Việt Nam, đặc biệt trong những năm đồng chí từ Côn Đảo trở về, tham gia rồi trở thành người đứng mũi, chịu sào trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

  • Article


  • Authors: Trương Thị Phương (2022-06)

  • Đông Dương Đại hội (1936) là phong trào đấu tranh rộng lớn đầu tiên của quần chúng nhân dân trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ (1936-1939). Thông qua các hình thức tuyên truyền cách mạng như: báo chí, truyền đơn, thơ ca, diễn thuyết, đấu tranh nghị trường..., Đảng tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân tham gia ủng hộ phong trào. Trong đó, truyền đơn là một hình thức tuyên truyền hiệu quả được sử dụng nhằm kêu gọi các giai cấp, tầng lớp nhân dân tham gia vào các ủy ban hành động đấu tranh, góp phần quan trọng thúc đẩy phong trào Đông Dương Đại hội phát triển rộng khắp cả nước.

  • Article


  • Authors: Đặng Dũng Chí (2022-06)

  • Bản Tuyên ngôn của "Hội Liên hiệp thuộc địa", do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, được Hội Liên hiệp thuộc địa thông qua ngày 24-5-1922. Sự kiện này nằm trong chuỗi những hoạt động đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc với tư cách là nhà cách mạng quốc tế. Tuyên ngôn chứa đựng nhiều tư tưởng lớn về quyền con người. Bài viết làm rõ một số tư tưởng và hoạt động chủ yếu của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh những năm đầu tiên trong cuộc đấu tranh lâu dài vì quyền của các nước thuộc địa và quyền con người.