Search

Author

Subject

Date issued

Has File(s)

Search Results

Results 67811-67820 of 67932 (Search time: 0.036 seconds).
  • Article


  • Authors: Phạm Anh Tuân; Đặng Thị Hương Giang (2022-03)

  • Tại khu vực trung du miền núi phía Bắc, nước đầu nguồn là tài nguyên dễ bị ảnh hưởng do hoạt động sản xuất và sinh hoạt, đặc biệt tại các khu vực tập trung đông dân cư. Thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La) là một trong những đô thị miền núi điển hình có nguy cơ cao về suy giảm chất lượng nước đầu nguồn. Nghiên cứu tiến hành đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước tại suối Nặm La, thông qua quan trắc thực địa, đánh giá nguyên nhân từ các dữ liệu điều tra xã hội học. Kết quả chỉ ra rằng, phần lớn nguy cơ ô nhiễm đến từ hoạt động xây dựng và rác thải sinh hoạt do những hạn chế trong việc thu gom chất thải tại địa phương; nguồn gây ô nhiễm đến từ nhóm gỗ chế biến có khối lượng lớn hơn 2 - 4 lần nhóm chất thải nhựa, kim loại và quần áo/vải. Kết quả của nghiên cứu cung cấp thêm những bằng chứng khẳng ...

  • Article


  • Authors: Đặng Thị Ngọc; Nguyễn Cao Huấn (2022-03)

  • Sự tương tác giữa các yếu tố, quá trình địa lý tự nhiên của các hệ thống lục địa – biển đảo cùng tác động của các hoạt động nhân sinh đã tạo nên tính đa dạng và phân hóa cảnh quan. Việc phân vùng cảnh quan trên cơ sở phân vùng địa lý tổng hợp và kết quả phân loại cảnh quan, có xem xét đến mục tiêu sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Vùng bờ tỉnh Quảng Ngãi có tính đa dạng và đặc thù về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên biển và tài nguyên vị thế. Dựa trên 5 nguyên tắc và 3 tiêu chí phân vùng, khu vực nghiên cứu được chia thành 8 tiểu vùng cảnh quan (TVCQ): đồi núi Tây Bình Sơn - Tư Nghĩa (1); đồng bằng gò đồi Bình Sơn (II); đồng bằng trung tâm Quảng Ngãi (III); đồi núi Tây Mộ Đức - Đức Phổ (IV); đồng bằng Mộ Đức - Đức Phổ (V); đới sóng vỗ và ...

  • Article


  • Authors: Ngô Trung Dũng; Ngô Trung Dũng (2022-03)

  • Dựa vào đặc điểm cấu trúc và thuộc tính cảnh quan tự nhiên - nhân sinh (CQTN-NS), nhu cầu sinh thái của cây trồng cho phép phân tích, đánh giá được thích nghi của cây trồng theo từng loại, nhóm loại CQTN-NS. Phú Yên là lãnh thổ có sự phân hóa cao của các hợp phần và yếu tố thành tạo CQTN-NS, có tính đa dạng cao với 132 loại, Tích hợp kết quả đánh giá thích nghi sinh thái với phân tích đặc điểm tộc người, chiến lược ưu tiên phát triển bền vững kinh tế - xã hội địa bàn đồi, núi, đã xảc định được các không gian ưu tiên phát triển cây chanh leo. Theo đó, diện tích phù hợp cho phát triển cây chanh leo lên đến 77.275,33 ha, tập trung ở địa bàn các huyện miền Tây là Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân và huyện Tây Hòa ở phía Nam của tỉnh. Đây là cơ sở cho việc xây dựng chính sách phát triển gắn ...

  • Article


  • Authors: Trần Ngọc Ngoạn; Nguyễn Thị Hòa (2022-03)

  • Trong những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (Hội phụ nữ) ở những vùng nông thôn đã thực hiện nhiều hoạt động về bảo vệ môi trường (BVMT). Vai trò của Hội phụ nữ trong BVMT nông thôn thể hiện qua các hoạt động như phát hiện, tố giác hành vi vi phạm pháp luật; tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào quá trình giám sát và hoạt động giáo dục, tuyên truyền về BVMT đến từng người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tham gia BVMT của các cấp Hội còn tồn tại những hạn chế nhất định: ở một sổ địa phương còn gặp khó khăn trong cơ chế phối hợp với cơ quan chuyên môn về BVMT, với các tổ chức đoàn thể khác; năng lực, sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với BVMT còn hạn chế; thiếu kinh phí hoạt động... Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan nguồn dữ liệu và khảo sát thực tế ở...

  • Article


  • Authors: Đỗ Thị Ánh (2022-01)

  • Sau khi Mỹ rút khỏi TPP, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thúc giục Nhật Bản cùng đàm phán thỏa thuận thương mại song phương giữa hai nước. Mặc dù muốn Mỹ quay trở lại Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhưng trước đe dọa tăng thuế với ô tô Nhật Bản mà Tổng thống Trump đưa ra, Nhật Bản cuối cùng cũng đã thay đổi lập trường. Sau một quá trình đàm phán, tháng 9/2019 Nhật Bản và Mỹ đã đạt được thỏa thuận cuối cùng. Thỏa thuận giữa hai nền kinh tế lớn thứ nhất và thứ ba thế giới, chiếm tới hơn 30% (25,5 nghìn tỷ USD) GDP của thế giới như Nhật Bản và Mỹ rõ ràng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế toàn cầu nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Nghiên cứu này sẽ làm rõ về nội hàm của thỏa thuận thương mại Nhật - Mỹ, đồng thời chỉ ra những tác động chủ yếu của thỏa thuận này đối với khu...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Ngọc Nghiệp (2022-01)

  • Liên minh Nhật – Mỹ được hình thành từ năm 1951. Sau khi thành lập, liên minh đã mang lại lợi ích cho cả hai phía Nhật Bản và Mỹ. Với Mỹ, Nhật Bản như cánh tay nối dài ở khu vực châu Á. Sự hiện diện của lực lượng quân sự Mỹ ở Nhật Bản tạo điều kiện cho Mỹ có thể can thiệp kịp thời vào các vấn đề trong khu vực. Với Nhật Bản đó là một sự đảm bảo an ninh vững chắc, đặc biệt là trong bối cảnh có nhiều bất ổn trong khu vực trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc và chương trình hạt nhân, tên lửa của Triều Tiên. Trong phạm vi bài viết này, tác giả đi sâu phân tích về sự hình thành và những chuyển biến của liên minh Nhật - Mỹ từ năm 2000 đến hết nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump, đồng thời đánh giá những tác động của liên minh này đối với Nhật Bản trên cả hai phương diện tích cực và ti...

  • Article


  • Authors: Trần Thu Minh; Nguyễn Mai Phương (2022-01)

  • Hội nghị lần thứ 10 ủy ban Tài chính Kinh tế Trung ương Trung Quốc (ngày 17/8/2021) đã chính thức đưa mục tiêu “cùng giàu có” trở thành ưu tiên chính của Bắc Kinh trong giai đoạn hiện nay. Việc xác định ưu tiên chính sách này của Bắc Kinh ngay lập tức đã tác động thay đổi nhận thức và hành động của một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp và thương nhân. Bài viết sẽ phân tích quan điểm của Trung Quốc về “cùng giàu có”, lý giải nguyên nhân chính quyền Bắc Kinh đẩy mạnh mục tiêu này từ năm 2021; phân tích một số biện pháp Trung Quốc đang triển khai nhằm thúc đẩy mục tiêu chiến lược này; qua đó đưa ra một số nhận định bước đầu về động thái chính sách mới này của Bắc Kinh.

  • Article


  • Authors: Trần Thị Hải Yến; Hoàng Minh Hồng (2022-01)

  • Trong những năm qua, cùng với sự phát triển vượt bậc về kinh tế, gia tăng vị thế về ngoại giao, Trung Quốc đang nổi lên là một trong những quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng hiện đại trên thế giới và đang thách thức vị trí của các siêu cường quân sự. Bài viết tìm hiểu thực trạng phát triển của nền công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc hiện nay. Nhóm tác giả cũng phân tích nhân tố hợp tác của Trung Quốc với Nga trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng và bước đầu đưa ra những khuyến nghị cho Việt Nam trong phát triển công nghiệp quốc phòng.

  • Article


  • Authors: Trần Viết Cường; Đoàn Thị Thúy Loan (2022-03)

  • Nghiên cứu này sử dụng bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vừng và thiệt hại thiên tai cấp địa phương (ban hành năm 2013) tại tinh Hà Tĩnh giai đoạn 2010 - 2020. Kết quả cho thấy, mức độ phát triển bền vững, chỉ tiêu phát triển tổng hợp ở mức tương đối bền vững; phát triển trên các trụ cột chính (kinh tế, xã hội, môi trường) không cân đối; có sự biến động và mất cân đối giữa các thành phần dẫn đến sự phát triển bền vững chung của tỉnh Hà Tĩnh chưa ổn định. Đối với thiệt hại thiên tai, chỉ số đơn về mức độ thiệt hại do (hiện tại có hệ số tương quan Pearson, r = 0,91 khi so sánh với chỉ số thành phần môi trường, thiên tai đã gây thiệt hại nặng nề và có tác động đáng kể đồng thời làm mất ổn định sự phát triển bền vững của tỉnh Hà Tĩnh. Để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, ng...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Hà Thành; Dương Thị Thủy; Lê Thị Thu Hương; Nguyễn Đức Minh (2022-03)

  • Trong bối cảnh suy thoái các vùng đất ngập nước, sử dụng khôn khéo đất ngập nước đang là định hướng chiến lược của nhiều quốc gia trên thế giới. Vườn quốc gia (VQG) Côn Đảo là khu Ramsar biển - đảo đầu tiên của nước ta, với nhiều hệ sinh thái đất ngập nước ven biển có giá trị, có nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch. Bài báo được thực hiện với mục tiêu đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đất ngập nước VQG Côn Đảo. Kết quả nghiên cứu cho thấy, với sự gia tăng ngày càng lớn lượng du khách, tài nguyên hệ sinh thái đất ngập nước ven biển của VQG Côn Đào đang phải chịu nhiều áp lực, gây ra những thách thức cho công tác bảo tồn. Đây là cơ sở quan trọng để đưa ra được các giải pháp phát triển du lịch sinh thái, nhưng vẫn bảo tồn được hệ sinh thái đất ngập nướ...