- Article
Authors: Trần Thị Phương Anh (2022-02) - Bài viết dựa trên những tư liệu thu thập được trong quá trình khảo sát thực tế tại các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ, nơi có đông người Chăm theo Islam giáo tập trung sinh sống, từ đó khái quát mô hình tổ chức của cộng đồng này, đồng thời chỉ ra những đặc trưng cơ bản của cộng đồng này. Các đặc trưng đó là: mô hình tổ chức của cộng đồng Chăm theo Islam giáo chịu sự chi phối của hai yếu tố là tính tôn giáo (Islam giáo) và tính dân tộc (truyền thống mẫu hệ). Từ sự chi phối của hai yếu tố này đã đưa đến những đặc trưng của cộng đồng này: tôn giáo là yếu tố ảnh hưởng chủ đạo trong đời sống của người Chăm theo Islam giáo trên mọi phương diện; tôn giáo cũng là yếu tố quan trọng giúp cộng đồng gắn kết, hỗ trợ lẫn nhau; cộng đồng Islam giáo ở các địa bàn khác nhau có những đặc trưng khác nhau...
|
- Article
Authors: Đặng Thị Thúy Duyên (2022-04) - Đầu tư luôn đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của các quốc gia nói chung và phát triển du lịch nói riêng. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xem xét tác động của đầu tư với lượng khách du lịch đến tiểu vùng nam sông Hồng. Nghiên cứu đã thu thập số liệu thứ cấp của các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình về đầu tư khu vực nhà nước, khu vực tư nhân, khách du lịch trong nước, khách du lịch quốc tế làm căn cứ nghiên cứu. Bằng cách xác định và xem xét từng yếu tố, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm thu hút và sử dụng vốn đầu tư ở tiểu vùng nam sông Hồng ngày càng hợp lý và bền vững hơn.
|
- Article
Authors: Lê Xuân Thông (2022-02) - Bài viết sẽ chỉ ra những đặc điểm chung và riêng của Phật giáo xứ Quảng (Quảng Nam — Đà Nẵng) thể kỷ XVII — XIX. Đó là Phật giáo không thiên về kinh nghĩa, không quan tâm đến những vấn đề mang tính triết học cao viễn mà thích sự giản tiện, thực hành; là Phật giáo của giới bình dân và hướng đến sự bình dân; có sự đa dạng về truyền thừa và pháp môn tu hành; có sự hỗn dung, tiếp biến, hòa quyện sâu sắc của nhiều tôn giáo, văn hóa khác, đặc biệt là với văn hóa Chăm; vừa mang tính phổ quát vừa có những nét riêng, tồn tại có tính độc lập tương đối trong tổng thể chung của Phật giáo Việt Nam.
|
- Article
Authors: Lê Thu Vân (2022-02) - Tục thờ Ghe Sáu là một trong những hoạt động tín ngưỡng dân gian đặc biệt phản ánh hiện tượng tôn sùng vật linh kết hợp với tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc thời cận đại của cư dân vùng cù lao Ông Chưởng, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Ghe Sáu là chiếc ghe có sáu bổ chèo, được phối thờ với Quản cơ Trần Văn Thành trong Bửu Sơn tự. Chiếc ghe này từng là vật dụng quan trọng có một không hai của ông trong cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa (1867-1873). Tục thờ này mang đặc trưng văn hóa địa phương rất rõ nét, thể hiện tinh thần yêu nước, thái độ ứng xử của cư dân nơi đây đối với môi trường sinh thái - văn hóa sông nước. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung trình bày ba vấn đề chính: Quá trình hình thành tục thờ Ghe Sáu; một số đặc điểm nổi bật của tục thờ; ý nghĩa và vai trò của tục thờ này đối ...
|
- Article
Authors: Phan Văn Hòa (2022-04) - Nghiên cứu này phân tích các tác động của đại dịch đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại làng nghề truyền thống đúc đồng Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Kết quả cho thấy, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, số lượng sản phẩm sản xuất năm 2020 so với năm 2019 đã giảm 40,2% số lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2020 so năm 2019 cũng giam 50%, từ đó nghiên cứu, từ đó, gợi ý các giải pháp để khôi phục sản xuất như: áp dụng công nghệ số; hỗ trợ vốn; tín dụng ưu đãi; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, liên doanh, liên kết tạo thành chuỗi cung ứng sản phẩm từ nghiên cứu thị trường, thiết kế đến cung cấp nguyên liệu, sản xuất, phân phối và tiêu thụ... góp phần phát triển sản xuất, bảo tồn và phát huy nghề truyền thống, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và thu hút khách...
|
- Article
Authors: Nguyễn Thị Thanh Xuyên (2022-02) - Thế giới quan tôn giáo giữ vai trò rất quan trọng trong thiết lập không gian sản xuất và sinh sống. Người Hrê ở Quãng Ngãi có lối sống hài hòa với môi trường tự nhiên. Ngôi nhà của người Hrê chứa đựng biểu tượng và ý nghĩa văn hóa, tín ngưỡng truyền thống độc đáo. Sự chuyển đổi của đời sống kinh tế - xã hội dẫn đến thay đổi về kiến trúc và hình thức của ngôi nhà, từ đó làm biến đối ý nghĩa văn hóa của ngôi nhà. Bài viết này trình bày đặc điểm của thế giới quan tôn giáo và giá trị nhân sinh trong ngôi nhà cùa người Hrê, từ đó chỉ ra những nét đặc trưng và giá trị văn hóa tín ngưỡng liên kết với ngôi nhà. Đây là những phát hiện và đóng góp mới về vai trò của thế giới quan tôn giáo của ngôi nhà truyền thống trong đời sống của người Hrê, đồng thời cũng cho thấy những động năng mới đang ...
|
- Article
Authors: Nguyễn Thị Liên Hương; Lê Huyền Trang (2022-04) - Bài này nghiên cứu mối quan hệ giữa truyền miệng điện tử, hình ảnh thương hiệu và định mua hàng trực tuyến. Các phát hiện cho thấy, truyền miệng điện tử và hình ảnh thương hiệu có tác động tích cực đến ý định mua hàng trực tuyến. Nghiên cứu này cung cấp thông tin chi tiết chính cho những người bán hàng trực tuyến tập trung vào thị trựờng Hà Nội bằng cách xây dựng lòng tin, hình ảnh thương hiệu và truyền miệng điện tử để tăng ý định mua sản phẩm của khách hàng.
|
- Article
Authors: Nguyễn Hữu Phúc (2022-02) - Tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ và nghi lễ lên đồng là một trong những hình thức sinh hoạt tín ngưỡng có sức sống mạnh mẽ trải qua nhiều bước thăng trầm của người dân vùng đất Thừa Thiên Huế. Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Huế có sự tiếp nhận tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền Bắc cùng với những ảnh hưởng từ quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa Việt - Chăm - Hoa và sự tham gia của vua nhà Nguyễn để hình thành nên Thiên Tiên Thánh giáo. Có thế nói, Thiên Tiên Thánh giáo là một tổ chức sinh hoạt tâm linh của miền Trung nói chung, Huế nói riêng và có những nét đặc trưng, độc đáo, mang tính khác biệt so với tín ngưỡng thờ Mẫu ở các khu vực khác trong cả nước. Sự khác biệt này có thể nhận diện được từ hệ thống thần linh trên điện thờ và các nghi lễ hầu thánh/ lên đồng. Bài viết trình bày hệ thống thần linh của ...
|
- Article
Authors: Vũ Thị Thu Hà (2022-02) - Thực hành tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong cộng đồng tín đồ Islam giáo. Ở Việt Nam, đa số tín đồ Islam giáo là người Chăm. Họ sống tập trung thành cộng đồng làng (xóm). Mỗi làng (xóm) Chăm theo Islam giáo thường có một Thánh đường, mỗi Thánh đường có tên gọi riêng. Tùy theo điều kiện dân số trong làng nhiều hay ít mà có thêm một hoặc hai tiểu Thánh đường phục vụ cho việc thờ phượng hàng ngày của các tín đồ. Đức tin vào Thượng đế Allah là nền tảng căn bản trong đức tin của tín đồ Islam giáo. Đối với Islam giáo, đức tin đi đôi với thực hành. Tín đồ Islam giáo thực hành năm trụ cột đức tin chính gồm: tuyên xưng đức tin, dâng lễ nguyện, nhịn tháng Ramadan, bố thí và hành hương. Bài viết này trình bày việc thực hành năm trụ cột đức tin của tín đồ Islam giáo ở Việt Nam hiện nay qua ...
|
- Article
Authors: Phạm Hồng Tung (2022-01) - Sách Tam tự kinh của Nho trường có câu “Ngọc bất trác, bất thành khí, nhãn bất học, bất tri lý”. Hồ Chí Minh cũng từng khẳng định rằng con người trở nên “thiện” hay “ác” cũng “Đa do giáo dục đích nguyên nhân" (1). Hoàn toàn không có nghi ngờ gì, rằng giáo dục Nho học, từ khi được du nhập vào Việt Nam dưới thời Nam Giao Học tổ Sĩ Nhiếp (187-226), và sau đó là vào nước Việt độc lập, đã có những đóng góp to lớn để giúp cho Quốc gia - Dân tộc Việt Nam tự tin khẳng định từ đầu thế kỷ XV: “Thực là một nước văn hiến" (2).
|