- Article
Authors: Tô Thị Hồng Nhung; Vũ Thị Mai Hương (2023-03) - Vận dụng phương pháp điều tra xã hội học, bài báo đã tiến hành khảo sát thực trạng năng lực giảm thiểu rủi ro thiên tai (RRTT) và thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) của 238 học sinh (HS) cấp trung học cơ sở (THCS) ở hai huyện Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu) và Kon Plông (tỉnh Kon Tum). Kết quả cho thấy, năng lực của HS còn rất hạn chế; điểm bình quân chỉ đạt 73,4 điểm, xếp ở mức “trung bình”; không có HS nào được đánh giá ở mức “tốt” trở lên, xếp loại “khá” chỉ có 15 HS (chiếm 6,3%), có tới 32 HS (13,4%) xếp loại “kém”. Đại đa số còn lại (191 HS, chiếm tỉ lệ 80,3%) nằm ở thang điểm “trung bình”. Trong số ba khía cạnh để đánh giá năng lực (kiến thức, kĩ năng và thái độ), phần đánh giá về kiến thức xếp loại thấp nhất, ở mức “kém”. Kết quả nghiên cứu có thể hữu ích cho các địa phương trong v...
|
- Article
Authors: Nguyễn Ngọc Mạnh; Đỗ Hoàng Phương; Nguyễn Thị Hồng (2023-03) - Thông tin thị trường là yếu tố quan trọng giúp phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) có thể tiêu thụ được nhiều hơn các sản phẩm mà họ làm ra; giúp gia tăng thu nhập, nâng cao vị thế của phụ nữ DTTS trong gia đình và xã hội. Kết quả nghiên cứu về năng lực tiếp cận thông tin thị trường đối với phụ nữ DTTS huyện Tân Sơn, Phú Thọ đã chỉ ra rằng, khả năng khai thác các công cụ thông tin cho phụ nữ DTTS vẫn còn kém, chủ yếu là do không nắm rõ lịch trình phát thông tin thị trường trên các phương tiện thông tin đại chúng, không biết sử dụng mạng internet, rào cản ngôn ngữ và thuật ngữ chuyên môn... Vì vậy, để hỗ trợ phụ nữ DTTS, chính quyền huyện Tân Sơn cần cung cấp thiết bị tiếp cận thông tin, tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn để nâng cao năng lực nhận thức thông tin thị trường liên quan tới ...
|
- Article
Authors: Nguyễn Thị Thu Hà; Vũ Thục Hiền (2023-03) - Đất ngập nước ven biển có vai trò quan trọng đối với con người và thiên nhiên, giúp lưu trữ các-bon, chống lại các tác động của biến đổi khí hậu, là môi trường sống của nhiều loài sinh vật; bảo đảm nguồn cung cấp thức ăn và tạo nên các nguồn sinh kế cho người dân. Tuy nhiên, chất lượng các hệ sinh thái đất ngập nước ven biển của Việt Nam đang đối mặt với nhiều nguy cơ, nhất là các vùng triều, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn. Trong khi đó, nhiều địa phương chưa đánh giá đúng và phát huy được giá trị dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước, còn tồn tại các xung đột trong việc hài hòa giữa mục tiêu phát triển và bảo tồn các vùng đất ngập nước; bài viết sẽ làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về việc khai thác dịch vụ cung cấp của hệ sinh thái đất ngập nước ven biển nhằm phục vụ sử dụng hợp...
|
- Article
Authors: Trần Đức Thạnh; Đặng Hoài Nhơn; Trần Tân Văn; Đỗ Thị Yến Ngọc; Trương Quang Hải; Bùi Văn Vượng (2023-03) - Bãi đá ngầm Ghềnh Cốc trên lòng sông Bạch Đằng được xem như là một chướng ngại vật tự nhiên quan trọng góp phần làm nên đại thắng chống quân Nguyên trên sông Bạch Đằng ngày 09/4/1288. Tuy nhiên, với giả thiết điều kiện địa hình và thủy văn trong trận đánh tương tự như hiện nay, kết quả tính toán của bài báo cho thấy vai trò của Ghềnh Cốc trong trận đánh này không quan trọng. Với mực nước triều 1,5 m, tỷ lệ mắc cạn của các thuyền mớn nước 2,5 m là 5,4%; thuyền mớn nước 2 m là 0,7%; thuyền mớn nước 1,5 m và 1,0 m không mắc cạn. Với mực nước triều 1,2 m, tỷ lệ mắc cạn của các thuyền mớn nước 2,5 m đã là 11,7%; các thuyền mớn nước 2 m là 2,9%; các thuyền mớn nước 1,5 m và 1,0 m không mắc cạn. Với mực nước triều 0,9 m, tỷ lệ mắc cạn của các thuyền mớn nước 2,5 m là 20,3%; các thuyền mớn ...
|
- Article
Authors: Nguyễn Văn Toàn; Hà Đình Thành; Nguyễn Ngọc Tuấn; Hà Diệu Thu (2023-03) - Phú Yên là một vùng đất có bề dày lịch sử và văn hoá, có vị thế quan trọng trong suốt diễn trình lịch sử của dân tộc. Chính đặc điểm đan cài với sự hỗn dung văn hoá theo chiều dài lịch đại nên Phú Yên còn lưu giữ được nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể vô cùng quý giá, là nguồn tài nguyên to lớn để phát triển du lịch. Nội dung bài viết tập trung phân tích, làm rõ đặc điểm văn hóa khu vực dự kiến xây dựng công viên địa chất tỉnh Phú Yên trên các khía cạnh như (1) Đặc trưng ngôn ngữ; (2) Sự đa dạng, phong phú về các loại hình di sản văn hóa; (3) Sự đa dạng tộc người. Việc nghiên cứu đặc điểm văn hóa trong khu vực này góp phần làm tăng thêm giá trị khoa học trong quá trình thành lập Công viên địa chất toàn cầu UNESCO ở tỉnh Phú Yên.; Phu Yen is a land rich in history and cultu...
|
- Article
Authors: Nguyễn Trọng Nhân; Trần Nhật Bằng; Phạm Thị Kiều Trân (2023-03) - Phát triển du lịch nông thôn mang lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường. Huyện Long Hồ ở tỉnh Vĩnh Long có nhiều lợi thế để phát triển du lịch nông nghiệp nhưng thiếu những nghiên cứu liên quan. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích các yếu tố và mức độ tác động của từng yếu tố đến sự phát triển du lịch nông nghiệp ở địa phương. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cảnh quan - môi trường; an ninh - an toàn; sức hấp dẫn; chất lượng lao động du lịch; cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch nông nghiệp theo mức độ tác động giảm dần. Ngoài ra, sự đánh giá của du khách đối với các yếu tố, thuộc tính ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch nông nghiệp cũng được phân tích. Thông qua kết quả nghiên cứu, các kiến nghị hữu ích được đề xuất nhằm thúc đẩy phát triển du l...
|
- Article
Authors: Nguyễn Thị Phương Nga (2023-03) - Thác Bản Giốc thuộc địa phận xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, là một trong những thác nước đẹp nhất của cả Việt Nam và Trung Quốc, là một điểm tài nguyên du lịch hấp dẫn. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của điểm đến có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển của điểm du lịch. Nghiên cứu này thực hiện khảo sát 250 khách du lịch về các yếu tố ảnh hưởng đến sức hấp dẫn đối với khách du lịch về điểm đến thác Bản Giốc. Kết quả cho thấy, có 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của điểm đến du lịch thác Bản Giốc: (1) Tài nguyên du lịch; (2) Thương hiệu điểm đến; (3) Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật; (4) An ninh, an toàn; (5) Khả năng tiếp cận. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng sức hấp dẫn của điểm đến thác Bản Giốc trong những năm tới...
|
- Article
Authors: Lê Thị Ngọc Anh; Phan Văn Trung (2023-03) - Bình Dương có tiềm năng phát triển du lịch đường sông, với các con sông như Sài Gòn và Đồng Nai chảy qua nhiều điểm du lịch hấp dẫn. Nghiên cứu sử dụng 7 tiêu chí tổng hợp đánh giá 19 điểm tài nguyên (TN) du lịch đường sông (DLĐS) Sài Gòn, tỉnh Bình Dương; sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) thu thập ý kiến đóng góp của 8 chuyên gia đại diện các bên liên quan (nhà quản lí, nhà nghiên cứu và công ty lữ hành) để xác định trọng số các chỉ tiêu đánh giá theo hình thức so sánh cặp. Kết quả thể hiện, Bình Dương có lợi thế phát triển DLĐS Sài Gòn với 14/19 điểm TN ở mức độ thuận lợi, không có điểm đạt mức độ thuận lợi tối đa, có 01 điểm xếp loại kém thuận lợi. Hạn chế về cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật (CSHT-VCKT) và quản lí đang cản trở DLĐS phát triển. Các giải pháp đề xuất tậ...
|
- Article
Authors: Lê Văn Hương; Nguyễn Thị Hằng; Đặng Hoài Sơn; Lê Hạnh Chi (2023-03) - Trên cơ sở nhận thức vai trò quan trọng của sản xuất nông nghiệp đối với đời sống kinh tế - xã hội, bài báo trình bày thực trạng phát triển ngành, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 - 2020. Định hướng của Hà Tĩnh là xây dựng ngành nông nghiệp theo hướng phù hợp với các điều kiện của địa phương, hướng đến sản xuất nông sản hàng hóa và đạt hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng và sử dụng một số chỉ tiêu để đánh giá thực trạng phát triển ngành nông nghiệp Hà Tĩnh, bài viết đã đưa ra các giải pháp phát triển nông nghiệp phù hợp.; Based on the awareness of the important role of agricultural production in socio-economic life, the article presents the current situation of industry development, analyses th...
|
- Article
Authors: Phạm Bích Ngọc; Nguyễn Thị Nguyệt Anh (2023-03) - Dù là nước phát triển hay đang phát triển, để thu hút đầu tư nước ngoài và xây dựng thực lực kinh tế trong nước, hầu hết các quốc gia đều xây dựng các khu kinh tế đặc biệt. Trung Quốc không là ngoại lệ. Một trong những kiểu khu kinh tế đặc biệt là liên doanh với nước ngoài được Trung Quốc xây dựng rất thành công. Đó là trường hợp khu công nghiệp Tô Châu – Singapore (SIP). Bài viết sẽ tập trung phân tích quá trình hình thành và phát triển của SIP, đánh giá công tác xây dựng và quản lý trong khu công nghiệp và rút ra bài học cho Việt Nam.; Whether developed or developing countries, in order to attract foreign investment and build domestic economic strength, most countries have built special economic zones. China is no exception. One of the types of special economic zones is a joint ve...
|