- Article
Authors: Lê Thị Lan (2023-12) - Xây dựng lý luận về hệ giá trị quốc gia nhằm phát triển đất nước thông qua tạo lập các giá trị của quốc gia là một nhiệm vụ khoa học và chính trị cấp thiết ở Việt Nam hiện nay. Bài viết tập trung phân tích tính cấp thiết xây dựng hệ giá trị quốc gia Việt Nam hiện đại, cơ sở cốt lõi để xây dựng hệ giá trị quốc gia hiện đại là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam và những thách thức trên chiều cạnh hệ tư tưởng đối với việc xây dựng hệ giá trị quốc gia xét từ góc độ của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
|
- Article
Authors: Bùi Xuân Dũng (2023-12) - Triết lý giáo dục là tư tưởng mang tính định hướng phát triển giáo dục của một đất nước trong mỗi giai đoạn lịch sử. Việt Nam coi giáo dục là quốc sách hàng đầu của dân tộc. Hơn nữa, việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục đòi hỏi phải xây dựng một triết lý giáo dục mang màu sắc và đặc trưng của dân tộc. Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay, triết lý giáo dục phải được xây dựng phù hợp với định hướng phát triển nền giáo dục của nước nhà. Bài viết làm rõ những vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam hiện nay.
|
- Article
Authors: Trần Thị Vinh; Khổng Thị Bình (2023-12) - Tháng 10/2021, sau khi nhậm chức, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tuyên bố và cam kết theo đuổi một "hình thái mới của chủ nghĩa tư bản." Về bản chất, đây là chính sách kinh tế với hai trụ cột chính gồm tăng trưởng và phân phối, được kỳ vọng sẽ giúp hồi sinh nền kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, và hướng tới xây dựng Nhật Bản thời kỳ hậu Covid-19. Chính sách kinh tế của Kishida được xây dựng dựa trên nhận thức về tầm quan trọng của cả thị trường và Nhà nước, đẩy mạnh hợp tác giữa khu vực công và tư nhằm tạo ra sự chuyển biến về kinh tế - xã hội, thay vì để cho các lực lượng thị trường quyết định. Ở góc độ chính sách kinh tế, vẫn còn nhiều thách thức đặt ra trên con đường hiện thực hóa những mục tiêu của Thủ tướng Kishida. Ở góc độ nghiên cứu học thuật, “hình thái mới của chủ n...
|
- Article
Authors: Nguyễn Hồng Quang (2023-12) - Trật tự quốc tế là thuật ngữ (chỉ trạng thái của thế giới ở dạng đơn cực, lưỡng cực hay đa cực) được giới nghiên cứu quan hệ quốc tế và chính giới nhiều nước sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu và thảo luận chuyên ngành. Thời gian gần đây, chính giới nhiều nước, đặc biệt là các nước lớn, thường xuyên đề cập đến một trật tự quốc tế mới thay thế cho trật tự được hình thành từ sau Chiến tranh Lạnh. Tổng thống Biden phát biểu khi giới thiệu Chiến lược An ninh quốc gia Mỹ 2022 rằng: “Chúng ta đang ở trong một cuộc cạnh tranh chiến lược để định hình tương lai trật tự thế giới.” Tổng thống Nga Putin cho rằng Nga đang ở tuyến đầu trong việc xây dựng một trật tự quốc tế bình đẳng hơn. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng thế giới đang diễn ra những thay đổi chưa từng có trong 100 năm....
|
- Article
Authors: Nguyễn Đức Chính; Ngô Minh Hằng (2023-12) - Trên cơ sở vận dụng lý thuyết về tam giác chiến lược của Lowell Dittmer, bài viết phân tích đặc điểm quan hệ Mỹ - Trung Quốc - Liên Xô (gọi tắt là Mỹ - Trung - Xô) thời Chiến tranh Lạnh nhằm rút ra những điểm giống và khác biệt với quan hệ Mỹ - Trung Quốc - Nga (gọi tắt là Mỹ - Trung - Nga) hiện nay. Có thể thấy ba nước luôn coi nhau là ưu tiên hàng đầu và quan hệ tam giác chiến lược Mỹ - Trung Quốc - Nga (Liên Xô) có tầm quan trọng nổi trội trong cục diện thế giới, chi phối quan hệ quốc tế cả trong Chiến tranh Lạnh và giai đoạn hiện nay. Để tối đa hóa lợi ích, ba nước luôn tìm cách điều chỉnh quan hệ để không đặt mình vào thế bất lợi nhất trong quan hệ tam giác. Nghiên cứu cho thấy, bên cạnh những điểm tương đồng, tam giác Mỹ - Trung - Nga cũng có những điểm khác biệt so với tam gi...
|
- Article
Authors: Nguyễn Thị Lan Anh; Nguyễn Thị Lan Hương (2023-12) - Ngày 7/7/1982, Việt Nam và Campuchia ký kết Hiệp định về vùng nước lịch sử chung, trong đó thỏa thuận lấy đường Brévié làm đường phân chia chủ quyền với các đảo ven bờ, đồng thời, căn cứ vào các điều kiện lịch sử, địa lý, kinh tế, quốc phòng của hai nước, thiết lập một "vùng nước lịch sử" chung đặt dưới chế độ nội thủy. Trong khi chờ đợi việc phân định đường biên giới trên biển trong vùng nước lịch sử, hai bên thực hiện quản lý chung về đánh cá, tuần tra, kiểm soát. Thực tiễn quản lý vùng nước lịch sử trong hơn 40 năm qua cho thấy Hiệp định về vùng nước lịch sử đang bộc lộ một số hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý và sử dụng biển bền vững giữa hai nước. Bài viết này đánh giá lại bối cảnh lịch sử, pháp lý và ý nghĩa của Hiệp định này, từ đó, phân tích một số bất cập trong việ...
|
- Article
Authors: Nguyễn Thị Bích Ngọc (2023-12) - Bài viết này phân tích liên kết tiểu đa phương từ góc độ lý thuyết và khảo sát thực tiễn các cơ chế tiểu đa phương tại châu Á - Thái Bình Dương. Nghiên cứu tổng hợp và so sánh các nhóm cơ chế tiểu đa phương tại khu vực cho thấy mỗi nhóm có những đặc điểm riêng về mục tiêu, nội hàm hợp tác, mức độ thể chế hóa và ý nghĩa chiến lược. Xu hướng liên kết tiểu đa phương hiện nay đem lại nhiều cơ hội cho các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, trong việc tận dụng các nguồn lực phát triển và xử lý các thách thức an ninh. Bài viết đề xuất một số điểm cần có trong cách tiếp cận của Việt Nam đối với hợp tác tiểu đa phương nhằm hiện thực hóa các mục tiêu của đất nước.
|
- Article
Authors: Đỗ Hoàng (2023-12) - Năm 2023, tình hình Biển Đông, đặc biệt là các diễn biến trên biển liên quan đến Bãi Cỏ Mây và các hiện diện "vùng xám" trên nhiều bình diện, tiếp tục thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Biển Đông cũng ngày càng được Mỹ và các đồng minh - đối tác xem là chỉ dấu cho một trật tự dựa trên luật lệ, thông qua hàng loạt tuyên bố và văn bản chính sách mới. Trong năm 2024, Trung Quốc nhiều khả năng vẫn sẽ là nhân tố chính quyết định sức "nóng" trên thực địa và thúc đẩy các hoạt động "vùng xám", trong khi Mỹ có thể giảm quan tâm chính trị tới Biển Đông ở mức tương đối để tập trung vào bầu cử nội bộ và các điểm nóng khác. Tuy nhiên, Biển Đông nhiều khả năng vẫn sẽ là địa bàn cạnh tranh nước lớn, nơi Mỹ - Trung có thể gia tăng răn đe và tập hợp lực lượng nhưng tránh đối đầu trực tiếp. Tron...
|
- Article
Authors: Lê Hải Đăng; Phạm Quang Linh (2024-01) - Để phục vụ việc xây dựng Thủy điện Bản Vẽ tại tỉnh Nghệ An, gần 3.000 hộ dân với gần 14.000 nhân khẩu đã phải di dời tái định cư, trong đó đa số là người dân tộc Thái (chiếm hơn 80%) dưới hình thức tái định cư tập trung (chiếm hơn 90%) tại huyện Tương Dương (nội huyện, chiếm gần 20%) và huyện Thanh Chương (ngoại huyện, chiếm hơn 80%). Với hình thức tái định cư tập trung, người dân có lợi thế khi được hưởng lợi từ hệ thống cơ sở vật chất (điện, đường, trường, trạm, nhà ở, nhà văn hóa...) đồng bộ của dự án. Tuy nhiên, bên cạnh đó là những hạn chế như việc phải thích nghi với quỹ đất mới, khí hậu, địa hình mới, các mô hình sản xuất mới... Điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng, kinh tế - xã hội... của huyện Tương Dương và huyện Thanh Chương có những sự khác nhau cơ bản, do đó, sinh kế...
|
- Article
Authors: Trương Thị Thu Trang (2024-02) - Ở hầu hết các nước trên thế giới, án lệ ngày càng đóng vai trò quan trọng. Điều này có nguyên nhân từ những khiếm khuyết của pháp luật thành văn. Trong trường hợp pháp luật không có quy định hay quy định không rõ ràng thì Thẩm phán được xem như là nhà lập pháp bổ sung, hay nói cách khác Thẩm phán có vai trò sáng tạo luật khi đưa ra những giải pháp giải quyết những vụ việc cụ thể. Do vậy, việc xây dựng và ban hành án lệ phục vụ cho việc xét xử tại các nước đã và đang ngày càng được quan tâm. Song, không phải tất cả các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án các cấp đều trở thành án lệ. Bản án, quyết định để trở thành án lệ phải đáp ứng những tiêu chí lựa chọn nhất định. Ở các quốc gia khác nhau thì tiêu chí lựa chọn án lệ cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, với xu hướng hội...
|