- Article
Authors: Đoàn Cảnh Tuấn (2024-01) - Hoạt động giao tiếp được thực hiện nhằm một mục đích nhất định, trong đó có sự thuyết phục. Các quảng cáo được tạo ra để thuyết phục người mua tin tưởng vào các sản phẩm và dịch vụ do thương hiệu cung cấp. Để quảng cáo có tính thuyết phục, bắt buộc các thương hiệu phải xây dựng chiến lược quảng cáo – chiến lược truyền thông tiếp thị hiệu quả nhằm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Vận dụng khung lý thuyết của Aristotle, người được biết đến là người tiên phong trong những nghiên cứu đầu tiên về thuyết phục, bài viết sẽ làm rõ các khái niệm liên quan đến hoạt động này và khái quát hóa mô hình truyền thông thuyết phục. Sau đó, bài viết sẽ phân tích các yếu tố thuyết phục hiệu quả trong một số diễn ngôn quảng cáo của người Việt.; Communication activitie...
|
- Article
Authors: Trương Nhật Vinh (2024-01) - Nghiên cứu liên ngành là một phương pháp được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn vì nó có thể mang lại những kết quả hữu ích. Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng phương pháp này để giải thích nguồn gốc của thuật ngữ “Sấu - Giá”. Dựa trên cơ sở lịch sử, văn hóa, địa lý và ngôn ngữ học lịch sử - so sánh, bài viết đã xác định nguồn gốc và ý nghĩa của thuật ngữ này, vốn có nguồn gốc từ Chăm nhưng đã được Việt hóa. Ý nghĩa ban đầu của thuật ngữ này là biểu thị một đặc điểm địa lý cụ thể của các làng.; Interdisciplinary research is a widely applied method in social sciences and humanities rescach as it can yield useful results. In this article, we have used this method to explain the origin o f the term "Sấu - Giá". Based on the historical, cultural, geograph...
|
- Article
Authors: Lưu Diệu Linh (2024-01) - Cách tiếp cận kiến tạo địa điểm (place-making) là một công cụ sắc bén nhằm khám phá quá trình tạo tác di sản (heritage-making), về cơ bản, kiến tạo địa điểm là sự tác động của con người vào thiên nhiên, phản ảnh ý chí, bản sắc của cá nhân/nhóm người đó lên môi trường, tạo ra sự thay đổi về cảnh quan và chất lượng cuộc sổng. Trong bối cảnh toàn cầu hóa với sự phát triển mạnh mẽ cùa nền kinh tể tân tự do, những biến đổi mang tính nhân tạo tại các địa điểm di sản diễn ra ngày càng phức tạp, hứa hẹn cung cấp nhiều tri thức mới. Bài viết này có mục đích diễn giải quá trình hình thành và phát triển cùa cách tiếp cận kiến tạo địa điểm, với tiền thân từ lĩnh vực địa lí nhân vân dần dịch chuyển sang những nghiên cứu về di sản. Theo đó, các chủ đề thường được thảo luận thông qua cách tiếp cận...
|
- Article
Authors: Đặng Thị Diệu Trang; Hồ Thị Thanh Nga (2024-01) - Lao động giúp việc gia đình mang tính lịch sử về giới tính, hình thức lao động nữ tính hóa này đã tạo điều kiện cho sự đóng góp vào kinh tế hộ gia đình trong dòng chảy nông thôn - thành thị và định hình không gian lao động việc làm thuộc về nữ giới. Trong khi phụ nữ trong gia đình được khuyến khích tham gia vào các công việc ngoài xã hội thì một nhóm người khác lại đóng vai trò là "phụ nữ thay thế ” đảm nhận công việc trong gia đình như một cơ hội. Bài viết tìm hiểu lao động giúp việc gia đình từ góc nhìn về vai trò giới trong phân công lao động hộ gia đình, mối quan hệ đa chiều giữa người giúp việc và người sử dụng lao động, cũng như những cơ hội và thách thức của phụ nữ lựa chọn làm nghề giúp việc gia đình.
|
- Article
Authors: Hà Yến Chi (2024-01) - Người Mông (Hmong/Htnoob), một dân tộc chủ yếu sống ở vùng cao phía Tây Nam Trung Quốc và các nước Đông Nam Á lân cận, bao gồm Việt Nam, Lào và Thái Lan, rất giàu truyền thống trong việc làm thổ cẩm và trang phục. Những thực hành về vải và trang phục của họ đã thu hút nhiều nghiên cứu, chủ yếu tập trung vào những mô tả cảm quan và ý nghĩa địa phương, cũng như quá trình thương mại hóa gắn với tiềm năng du lịch cùa nó. Dựa trên tài liệu học thuật và dữ liệu dân tộc học, nghiên cứu này lập luận rằng trang phục và kĩ thuật làm vải của phụ nừ Mông ở Việt Nam có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với việc duy trì bản sắc dân tộc, mà còn đối với việc cộng đồng đàm phán về quyền lực và tính tự chủ, trong bối cảnh người Mông là một dân tộc thiểu số thường bị lề hóa trong xã hội Việt Nam. Nghiê...
|
- Article
Authors: Phạm Ngọc Linh (2024-01) - Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ là một trong những loại hình tín ngưỡng truyền thống dân gian, có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh, tinh thần của một bộ phận người dân Việt Nam, trong đó có người dân Hà Nội. Chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang đặt ra những mục tiêu, yêu cầu về sự phát triển của đất nước trên mọi phương diện, trong đó có việc phát huy giá trị đạo đức tốt đẹp và phát huy nguồn lực cùa các tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, đề cao bản sắc văn hóa dân tộc. Với việc sử dụng phương pháp khảo cứu tài liệu, quan sát và phỏng vấn sâu với những người thực hành tín ngưỡng thờ Mầu Tam phủ tại Phủ Tây Hồ, Hà Nội, bài viết nêu ra những ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ tại Phủ Tây Hồ đối với người dân Hà Nội hiện nay trên một số phương diện như đời ...
|
- Article
Authors: Lê Trần Quyên (2024-01) - Hôn nhân hỗn hợp tộc người ở người Brâu thể hiện sự thay đổi trong quan niệm truyền thống cùa tộc người, đồng thời đặt ra một số vấn đề đối với phát triển xã hội hiện nay. Bài viết nghiên cứu hôn nhân của người Brâu ở thôn Đắk Me, xà Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tinh Kon Turn từ truyền thống đến hiện tại, từ đó chỉ ra một số tác động của hôn nhân hỗn hợp tộc người đến đời sống của người Brâu hiện nay, cũng như bàn luận một số vấn đề liên quan đến việc xây dựng chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa và tính cổ kết tộc người trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
|
- Article
Authors: Chu Tư (Zhu Si) (2024-01) - Tín ngưỡng Ma Tổ ở đảo Hải Nam và khu vực Đông Nam Á là ví dụ điển hình cho sự phát triển và lan tỏa văn hóa qua Con đường tơ lụa trên biển. Qua việc khảo sát việc xây dựng các đền thờ Ma Tổ ở đảo Hải Nam, có thể nhận ra đặc điểm địa phương của tín ngưỡng Ma Tổ và sự lan tỏa của nó đến các vùng Đông Nam Á. Các di tích đền thờ Ma Tổ tại Đông Nam Á không chỉ là bằng chứng cho việc di dân của Hoa Kiều Hải Nam mà còn là minh chứng mạnh mẽ về sự giao lưu văn hóa trên biển.
|
- Article
Authors: Trần Hữu Sơn (2024-01) - Trong nghi lễ, nhất là nghi lễ tôn giáo, không gian thiêng đóng một vai trò quan trọng.
Không gian thiêng quy định chức năng của nghi lễ đồng thời phản ánh các giá trị nghi lễ. Nghiên cứu nghi lễ trước hết phải nghiên cứu không gian thiêng. Bài viết này trình bày: thứ nhất, cấu trúc các loại hình không gian thiêng; thứ hai, không gian thiêng phản ánh vũ trụ quan và hệ thống thần linh của người Dao Làn Tẻn; thứ ba, không gian thiêng phản ánh nghệ thuật trang trí hoa văn người Dao. Đặc biệt, bài viết còn đề cập về không gian trình diễn, không gian giới cũng như quan hệ xã hội người Dao. Vì vậy nghiên cứu không gian thiêng sẽ góp phần giải mã cấu trúc, chức năng các tiểu không gian thiêng.
|
- Article
Authors: Phạm Ngọc Hòa (2024-01) - Công nghiệp văn hóa được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn, là một trong những trụ cột quan trọng của nền kinh tế. Việc phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam sẽ mở đường cho các hoạt động kinh tế, ngược lại sự phát triển của kinh tế sẽ thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa được phát triển nhanh hơn, tạo đột phá trong chiến lược phát triển quốc gia. Bài viết làm rõ quá trình nhận thức và thực tiễn phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam; vấn đề đặt ra trong phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; từ đó, đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam trong thời gian tới.
|