- Article
Authors: Tạ Thị Thúy (2024-06) - Đồng bằng Bắc Kỳ vốn nổi tiếng là vùng “thừa dân”, “đất chật, người đông” không chỉ là so với các vùng khác của Việt Nam mà còn so với những vùng khác trê n thế giới.Từ nửa cuối thế kỷ XIX, khi Bắc Kỳ chính thức rơi vào tay người Pháp, tình trạn g sinh đẻ không được kiểm soát (mãi đến năm 1937 mới có đề nghị cấm chế độ đa thê (polygamy) để hạn chế tình trạng bội sinh (supernatalité) theo cách mà M ustafa Kemal đã làm ỏ Thổ Nhĩ Kỳ nhưng lại thừa nhận là không thể áp dụng được ở Đông Dương (1)). Đồng thòi với sự xâm nhập ngày càng mạnh của các nhóm dân ngoại lai (ngưòi Pháp, nhất là người Hoa...), do nhu cầu của cuộc chinh phục thuộc địa bằng quân sự và sức h ú t của công cuộc khai thác kinh tế ở Đông Dương cũng như sự du nhập, dù còn rất hạn chế của một số yếu tố của nền y học phương...
|
- Article
Authors: Trương Thị Nhụy (2024-06) - Từ năm 1969, sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mỹ đã triển khai ở miền Nam Việt Nam chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” vói mục tiêu bình định miền Nam Việt Nam bằng người Việt Nam. Để thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tran h ” và hoàn thành kế hoạch “bình định nông thôn” miền Nam, đế quốc Mỹ tăng cường viện trợ về kinh tế, quân sự, hiện đại hóa quân đội Việt Nam Cộng hòa. Mặt khác, Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã thay đổi chiến lược “tìm diệt” bằng biện pháp “quét và giữ”, “phòng ngự chiều sâu”, đẩy mạnh chính sách bình định bằng chương trình “bình định cấp tốc” nhằm kiểm soát toàn bộ người dân và lãnh thổ miền Nam Việt Nam. “Quét giữ” (quét đến đâu, giữ đến đó) tức là tấn công đẩy lùi đôì phương và bình định để giành đất, giành dân, vơ vét của cải, ...
|
- Article
Authors: Hoàng Hải Hà; Nguyễn Thị Huyển Thanh; Đỗ Thành Trung (2024-06) - Sau Chiến tranh thế giới thứ Hai (1945), dù bị suy yếu song Pháp vẫn đóng một vai trò quan trọng trong liên minh phương Tây do Mỹ đứng đầu nhằm đôì phó với Liên Xô. Pháp là quốc gia có quân đội lốn thứ hai ở châu Àu, do vậy là lựa chọn duy nhất hợp lý vói Mỹ. Mỹ kỳ vọng Pháp sẽ là trung tâm của hệ thống phòng thủ châu Âu mà chính Pháp cũng muốn đảm nhiệm vai trò lãnh đạo. Chính phủ Pháp cho rằng mình không thể làm được điều này nếu không giữ lại đế chế thuộc địa hải ngoại, bởi từ góc nhìn của De Gaulle, đế chế hải ngoại của Pháp là yếu tô' trung tâm giúp Pháp tồn tại trong suốt Chiến tranh thế giới thứ Hai (1). Lãnh đạo Pháp quyết định sử dụng những gì còn lại của sức mạnh quốc gia để tái lập đế chế này vói niềm tin: “Nước Pháp không đơn độc... Nước Pháp có một Đế chế rộng lốn sau l...
|
- Article
Authors: Đỗ Danh Huấn (2024-05) - Chính sách đổi mới đưa ra tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12-1986) là một quyết sách lớn mang tính đột phá đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới. Bên cạnh chính sách đổi mới, những biến chuyển của nông thôn Việt Nam, đặc biệt là nông thôn vùng ven đô còn chịu chi phối bởi một yếu tố khác, đó là quá trình đô thị hóa. Quá trình này đã và đang diễn ra nhiều thập kỷ tại các đô thị lớn ỏ Việt Nam, trong đó có đô thị Hà Nội. Thực tế đó, xuất phát từ chủ trương và chính sách phát triển, quy hoạch đô thị của Đảng và Nhà nưóc cũng như yêu cầu thực tế của từng đô thị. Theo thời gian, quá trình đô thị hóa không ngừng mỏ rộng ra các vùng nông thôn ven đô đã trở thành động lực cơ bản và trực tiếp làm thay đổi diện mạo các vùng nông thôn ven đô.
|
- Article
Authors: Đỗ Quang Hiệp; Văn Ngọc Thành (2024-05) - Vào buổi tôí ngày 9-10-1944, Thủ tướng Anh Winston Churchill và nhà lãnh đạo Liên Xô Iosif Stalin đã có cuộc gặp gỡ riêng tại điện Kremlin, Moscow. Cuộc gặp gỡ diễn ra trong bối cảnh cuộc Chiến tranh thế giới thứ Hai đang đi đến hồi kết và chiến thắng của phe đồng minh đã gần như là chắc chắn. Tại đây, Churchill đã đưa ra một tài liệu mà sau này được gọi là “thỏa thuận phần trăm” trong đó bao gồm một danh sách các nước vói tỉ lệ phân chia ảnh hưởng dự kiến giữa Liên Xô và Đồng minh phương Tây: România (90/10), Bulgaria (75/25), Hy Lạp (10/90), Nam Tư (50/50) và Hungary (50/50). Stalin nhìn tờ tài liệu một hồi, sau đó nâng tỉ lệ ảnh hưởng của Liên Xô ở Bulgaria từ 75% lên 90% rồi đẩy lại sang phía Churchill.
|
- Article
Authors: Trần Thị Mai (2024-06) - Khâm định tiễu bình lưỡng ki nghịch phỉ phương lược chính biên là bộ sách do Cơ Mật viện, Bộ Binh và Nội các triều Nguyễn biên soạn theo chỉ dụ của vua Minh Mệnh. Bộ sách được biên soạn theo thể thức thực lục, tức biên chép các sự kiện liên quan theo trình tự thời gian ngày, tháng, năm. Nội dung bộ sách tập hợp toàn bộ công văn, chỉ dụ của vua Minh Mệnh, các bản tấu, biểu của các đại thần, tướng lĩnh trực tiếp cầm quân từ năm 1833 đến năm 1835 trong khi làm nhiệm vụ đánh dẹp các cuộc nổi dậy trong nưóc và cuộc xâm lược của Xiêm.
|
- Article
Authors: Nguyễn Hữu Mạnh (2024-06) - Nguồn tư liệu thư tịch Việt Nam, Trung Hoa, bia ký Champa và kết quả khai quật khảo cổ học gần đây cho thấy cư dân Champa sinh sổng trên dải đất miền Trung Việt Nam đã canh tác và thu hoạch nhiều giống lúa khác nhau để phục vụ đòi sống sinh hoạt. Mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, các cư dân Champa đều có những lai tạo giống, làm đất và tưới tiêu thích hợp để nâng cao năng xuất, đặc biệt là có rất nhiều giong lúa ngắn ngày chín sớm. Dựa trên xem xét địa hình, diện tích các đồng bằng, thời tiết, khí hậu, Sox đề cập đến cơ cấu nông nghiệp Champa, trong đó lúa gạo là một trong những cây lương thực chính, chủ đạo. Điều này cho thấy, lúa gạo đóng vai trò quan trọng trong đời song cư dân cổ Champa.
|
- Article
Authors: Tạ Thị Thúy (2024-07) - Đây có thể nói là một loạt những giải pháp về hành chính, tài chính và kinh tế... được chính quyền thuộc địa đề xuất, đưa ra thử nghiệm hay đã được triển khai trên thực tế, nhằm một mặt, mở rộng diện tích canh tác, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi để tăng thu về thuế nhưng cũng là để giảm th iểu vấn nạn “thiếu đất, thiếu ăn ” của nông dân; mặt khác, bằng việc tạo ra những luồng di cư trong nội xứ cũng như trn phạm vi toàn hệ thống thuộc địa của Pháp vừa để cung cấp nhân công cho các cơ sở kinh doanh, k hai thác của các nhà tư bản Pháp, nhưng cũng vừa có thể làm giảm bớt sức ép về dân số của vùng châu thổ Bắc Kỳ.
|
- Article
Authors: Huỳnh Ngọc Đáng (2024-06) - Dương Ngạn Địch là nhân vật lịch sử gắn với sự kiện năm Kỷ Mùi (1769), khi những nhóm ngưòi Hoa di cư đến quy phục Đàng Trong và được chúa Nguyễn bô trí vào định cư sinh sống, khai khẩn vùng Đông Phôi Ông có công lân trong việc phát triển Mỹ Tho đại phố’. Tìm hiểu về Dương Ngạn Địch nhằm góp phần bổ sung hiểu biết lịch sử về người Hoa ỏ miền Nam. Tài liệu Việt Nam đầu tiên ghi chép về Dương Ngạn Địch là Nam triều công nghiệp diễn chí (viết tắt là NTCNDC) của Nguyễn Khoa Chiêm. Sách này được soạn và khắc in năm thứ 22 đời chúa Minh Vương tức năm Kỷ Hợi, Dương lịch là năm 1719. Bảng trung hầu Nguyễn Khoa Chiêm là một đại thần của Đàng Trong, phụng sự nhiều đòi chúa Nguyễn. Sách ghi chép về quá trình khai cơ dựng nghiệp của họ Nguyễn ỏ Đàng Trong, bắt đầu từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn t...
|
- Article
Authors: Đỗ Thị Hoài Vân; Lê Huy Tùng (2022-07) - Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển của Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra và xu hướng xếp hạng đại học toàn cầu. Vì vậy, việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên tại Đại học Quốc gia Hà Nội rất cần được quan tâm đúng mức. Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên tại Đại học Quốc gia Hà Nội trên cơ sở khảo sát mẫu 256 giảng viên đến từ các trường đại học/viện/khoa thành viên trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Kết quả cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên bao gồm: Chế độ, chính sách về hoạt động nghiên cứu khoa học; nhận thức về nghiên cứu khoa họ...
|