Search

Author

Subject

Date issued

Has File(s)

Search Results

Results 69061-69070 of 69111 (Search time: 0.046 seconds).
  • Article


  • Authors: Trịnh Thị Thanh (2024-11)

  • Phan Châu Trinh (hay Phan Chu Trinh) là người đại diện tiêu biểu cho tư tưởng cải cách duy tân theo khuynh hướng dân chủ tư sản - một khuynh hướng bao trùm của xã hội Việt Nam đầu thế kỳ XX. Tư tưởng canh tân đã được hiện thực hóa thông qua nhiều phong trào yêu nước và cải cách, điển hình là phong trào Duy Tân. Nội dung cốt lõi trong tư tưởng canh tân của Phan Châu Trinh tập trung vào ba phương diện chính: “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Đây được xem là tư tưởng tiến bộ, mang tính thời đại và có giá trị lịch sử to lớn. Trong bài viết này, tác giả làm rõ một số nội dung về tư tưởng canh tân của Phan Châu Trinh; đồng thời rút ra những giá trị lịch sử và hạn chế của nó trong tiến trình lịch sử dân tộc.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Trung Hiếu (2024-11)

  • Bồi dưỡng, nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhằm nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân và cống hiến cho sự nghiệp cách mạng được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là một trong những nội dung trọng tâm của chiến lược xây dựng, phát triển và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, đạo đức cách mạng, tác giả tập trung làm rõ những nội dung cơ bản của đạo đức công vụ với tính cách là một hình thái đạo đức nghề nghiệp. Xem xét sự vận động của những phẩm chất đạo đức công vụ trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tác giả đề xuất một số phương thức nhằm thực hiện hiệu quả việc bồi dưỡng, nâng cao ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Mai Hoa (2024-11)

  • Bài viết trình bày và phân tích quan niệm về thực tiễn trong triết học August Cieszkowski ở hai khía cạnh: 1) hành động làm thay đổi xã hội loài người theo chiều hướng tốt đẹp trong hiện thực; 2) hành động thực hiện những yêu cầu của Chúa trong hiện thực. Từ đó, bài viết chỉ ra rằng, khái niệm thực tiễn của August Cieszkowski vẫn còn chịu sự chi phối nặng nề từ quan niệm tôn giáo của ông, mọi hành động hiện thực của con người trong thế gian này đều phải chịu sự quy định bởi ý chí của Chúa. Do hạn chế của thời cuộc, August Cieszkowski chưa thể tìm ra thể lực vật chất hiện thực có thể đảm nhận sứ mệnh lịch sử thực hiện cải cách và xây dựng xã hội tương lai tốt đẹp hơn cho loài người giống như C.Mác, nên đã phải viện dẫn đến ý chí của Chúa. Tuy nhiên, ông đã khơi dậy niềm tin của con n...

  • Article


  • Authors: Lê Thanh Sang (2024-11)

  • Chất lượng cuộc sống thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu không chỉ ở tầm quan trọng thực tiễn của nó, mà còn bởi tính phức tạp của chủ đề này đặt ra. Bài viết cung cấp một tổng quan nghiên cứu về sự phát triển các khái niệm, cách tiếp cận và quan điểm lý thuyết trong nghiên cứu chất lượng cuộc sống. Là một tập hợp đa chiều của nhiều lĩnh vực, việc xác định “phạm vi” của cuộc sống, từ hữu hình đến vô hình, cách đo lường “chất lượng” của cuộc sống, từ khách quan đến chủ quan, và cơ sở lý thuyết của các lựa chọn trên là những nan đề cần được thảo luận. Các vấn đề cơ bản nêu trên có giá trị tham khảo đối với nghiên cứu chất lượng cuộc sống ở Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Hoàng Thị Thơ (2024-11)

  • Khóa Hư Lục là một trong những trước tác cỏ giá trị Phật học cơ bản của Đại Việt, là tiền đề cần thiết cho sự xuất hiện Phật giáo Trúc Lâm. Khóa Hư Lục trình bày những nội dung tâm đắc nhất của Trần Thái Tông về Thiền Phật giáo Đại thừa. Đặc biệt, Lời tựa của Thiền Tông Chỉ Nam có ý nghĩa như kim chỉ Nam cho Phật giáo Đại Việt. Bài viết này tập trung làm rõ một số nội dung về: Bối cảnh Phật giáo Đại Việt thời Trần và các trước tác của Trần Thái Tông; Thiền học của Trần Thái Tông trong Khóa hư lục; Thiền học cùa Trần Thái Tông trong Lời tựa Thiền Tông chỉ nam; từ đó đưa ra một số nhận định về giá trị tư tưởng Phật học và Thiền học của Trần Thái Tông.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Minh Nguyên (2024-11)

  • Bài viết bước đầu tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của Nho học Nhật Bản, cũng là quá trình hình và thành phát triển của kinh học Nhật Bản. Nghiên cứu kinh học Nhật Bản thể hiện qua việc thành lập nhiều trường học giảng dạy kinh diển Nho giáo. Kết quả rõ nét của nghiên cứu kinh học là sự xuất hiện các văn bản luật của triều đình. Bên cạnh đó, nó cũng tác động đến tư tưởng của các nhà Nho với triết lý mang đậm tư duy của người Nhật, như Ogyu Sorai, Jinsai Ito... Có thể nói, kinh học Nhật Bản đã đóng góp vào lịch sử Nho học nói chung và mang đặc trưng riêng của Nhật Bản.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Trọng Chuẩn (2024-11)

  • Xuất phát từ luận điểm của C.Mác “Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp”, tác giả luận chứng về vai trò của lực lượng sản xuất mới do cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại mang lại sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nước ta trong kỷ nguyên dân tộc vươn mình.

  • Article


  • Authors: Tạ Thị Vân Hà (2024-12)

  • Thực hành dân chủ trong lề lối làm việc là một trong những mục tiêu có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển xã hội. Trong những năm qua, đa số đội ngũ cán bộ, đảng viên nước ta đã phát huy tốt thực hành dân chù, tuy nhiên, vẫn có một số cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, cả ở Trung ương lẫn địa phương còn có biểu hiện lộng quyền, mất dân chủ, v.v., gây nên những bức xúc trong dư luận xã hội. Trên cơ sở phân tích một số vấn đề lý luận và thực trạng về thực hành dân chủ trong lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, đảng viên của nước ta hiện nay, bài biết sẽ đề xuất một số gợi ý nhằm nâng cao hơn nữa thực hành dân chủ trong lề lối làm việc của cán bộ, đảng viên trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.

  • Article


  • Authors: Trần Thị Hoa Lê (2024-12)

  • Cùng với đấu tranh chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, cuộc đấu tranh phòng, chống cơ hội chính trị cũng là một vấn đề lớn trong công tác bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ chính trị ở nước ta. Nhận diện và đấu tranh phòng, chống cơ hội chính trị là một trong những vấn đề được Đảng, Nhà nước ta thường xuyên quan tâm chỉ đạo thực hiện. Đây được xem là một nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay khi các thế lực thù địch ngày càng có nhiều hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước tinh vi, phức tạp hơn. Chính vì vậy, nghiên cứu nhận diện cơ hội chính trị ở Việt Nam, và chỉ ra những nội dung trong đấu tranh phòng, chống cơ hội chính trị ở Việt Nam có ý nghĩa lý luận và thực tiễn lớn.