Search

Current filters:

Current filters:

Search Results

Results 1-10 of 545 (Search time: 0.009 seconds).
  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Minh Loan (2023)

  • Tư tưởng Hồ Chí Minh về "Đảng ta là đạo đức, là văn minh" khẳng định sứ mệnh và sự cống hiến vĩ đại của Đảng đối với Tổ quốc và dân tộc; đồng thời, đặt ra trách nhiệm lớn lao cho công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay. Bài viết làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về "Đảng ta là đạo đức, là văn minh" - tư tưởng triết lý về một đảng kiểu mới của giai cấp công nhân và của dân tộc mang tầm thời đại: qua đó, vận dụng vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.

  • Article


  • Authors: Nguyên Xuân Tế (2017)

  • Lòng yêu nước thương dân, suốt đời tận tụy vì dân, vì nước, là lẽ sống, tình cảm, hành động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, và đó cũng chính là văn hóa chính trị ngời sáng muôn đời của Người

  • Article


  • Authors: Hồ Bá Thành; Trương Văn Bắc (2023)

  • Phong cách Hồ Chí Minh nói chung, phong cách ứng xử Hồ Chí Minh nói riêng là tài sản tinh thần vô giá của Đảng, của dân tộc Việt Nam; là tấm gương sáng để mỗi người có thể học tập và noi theo. Phong cách ứng xử của Người được thể hiện bằng ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ, phong thái... nhưng nó chính là bắt nguồn từ nhân cách, từ cuộc đời và sự nghiệp cao cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài viết cho thấy một cách nhìn khách quan đa chiều về phong cách ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nhận định từ bạn bè quốc tế; qua đó vận dụng vào xây dựng phong cách cán bộ hiện nay.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Thu Hiền (2022-01)

  • Để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện những bước đi đúng đắn và đầy sáng tạo, mang tính nghệ thuật: Thứ nhất, viết tài liệu giác ngộ thanh niên, tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin; thứ hai, mở các lớp bồi dưỡng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin cho thanh niên ưu tú - những “hạt giống đỏ” đầu tiên của cách mạng Việt Nam; thứ ba, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam - bộ não của cách mạng Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của sự kết hợp chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chứng tỏ sự sáng tạo vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Lê Hường (2022-03)

  • Chủ nghĩa nhân đạo Hồ Chí Minh bắt nguồn từ tình yêu thương nhân dân lao động cần lao gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc giành độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Chủ nghĩa nhân đạo Hồ Chí Minh không chỉ giải quyết vấn đề độc lập dân tộc ở Việt Nam, mà còn thể hiện nhu cầu khát vọng về độc lập, tự do, hòa bình của nhân loại. Vì vậy, chủ nghĩa nhân đạo Hồ Chí Minh có sức sống bền vững với thời đại. Hiện nay, khi Việt Nam đang đứng trước những khó khăn, thách thức của đại dịch Covid-19, tư tưởng nhân đạo Hồ Chí Minh đã tạo nên sức mạnh thời đại giúp cho toàn dân vượt qua đại dịch. Với những giá trị đó, chủ nghĩa nhân đạo Hồ Chí Minh đã trở thành nền tảng góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp ở Vrệt Nam. Trên tinh thân đó, bài viêt đi sâu phân tích biểu hiện của chủ nghĩ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Ánh Hồng Minh (2022-03)

  • Bài viết tập trung trình bày và phân tích một số nội dung chính sau: Thứ nhất, quan điểm của Rosa Luxemburg và Hồ Chí Mình về một xã hội tốt đẹp theo đường hướng xã hội chủ nghĩa; thứ hai, bước đầu chỉ ra những điểm tương đồng trong quan điểm của Hồ Chí Minh và Rosa Luxemburg về một xã hội tốt đẹp.

  • Article


  • Authors: Bùi Đình Phong (2022-06)

  • Khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là sự lựa chọn của lịch sử, bài viết phân tích làm sáng tỏ lý luận về chủ nghĩa xã hội Việt Nam trong di sản Hồ Chí Minh. Đảng Cộng sản Việt Nam kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận đó trong tiến trình cách mạng Việt Nam, đặc biệt trong công cuộc đổi mới, thể hiện đậm nét trong cuốn sách Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Đình Quỳnh (2022-07)

  • Lựa chọn và sử dụng người tài đức là vấn đề có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của cách mạng. Trong giai đoạn 1945-1946; đất nước phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, với quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do vừa giành được, Chủ tịch Hồ Chí Minh chú trọng tới việc tìm kiếm người tài đức, giúp sức xây dựng và bảo vệ bộ máy chính quyền, thông qua việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, quy tụ đội ngũ nhân sĩ, trí thức tài đức cống hiến cho đất nước. Bài viết tập trung trình bày một số quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về người tài đức và những bài học trong việc lựa chọn và sử dụng người tài, đức của Người trong những năm 1945 - 1946.

  • Article


  • Authors: Bùi Đình Phong (2023-02)

  • Lý luận và thực tiễn về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền đã được bàn tới cách đây gần 80 năm nhưng vẫn là vấn đề thời sự nóng hổi, luôn chứa đựng những điểm mới. Trong công cuộc đổi mới xây dựng và phát triển đất nước hiện nay càng đòi hỏi phải làm rõ những nội dung của vấn đề Đảng cầm quyền. Bài viết phân tích làm rõ hai nội dung lớn: Một là, Hồ Chí Minh trăn trở về Đảng khi nắm chính quyền; Hai là, một số giải pháp xây dựng Đảng cầm quyền theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

  • Article


  • Authors: Mạch Quang Thắng (2023-03)

  • Có một số ý kiến cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ là tổ chức của bản thân Đảng, cùng lắm là của giai cấp công nhân mà thôi, chứ không thể là Đảng của nhân dân lao động và toàn dân tộc Việt Nam. Thực chất, đây là ý kiến muốn hạ thấp vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, hoặc cho rằng, Đảng không xứng danh với trách nhiệm lãnh đạo đất nước. Vấn đề này liên quan tới lý luận về Đảng và thực tế hoạt động của Đảng đã diễn ra, nhất là liên quan đến quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề "Đảng của ai". Bài viết khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam hoàn toàn xứng đáng là Đảng cầm quyền, lãnh đạo giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc, không một tổ chức chính trị nào khác thay thế được.