Author

Subject

Date issued

Has File(s)

Bài trích (68621)



Subscribe to this collection to receive daily e-mail notification of new additions

List of document in the collection

Item Submit Date - Descending [/1]

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Tống Thanh Bình (2024-02)

  • Nghiên cứu về giao thông Việt Nam qua các thời kỳ đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, một số công trình đã bước đầu tìm hiểu về giao thông các tỉnh thành Việt Nam thời Pháp thuộc, trong đó có Sơn La. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một nghiên cứu cụ thể và có hệ thống về giao thông đường bộ tỉnh Sơn La nửa đầu thế kỷ XX. Bài viết này tập trung làm rõ quá trình mỏ đường và nâng cấp các tuyến đường bộ nổi tỉnh Sơn La với các tỉnh Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng, vùng Thượng Lào và một số tuyến nội tỉnh. Từ đó, đánh giá, lý giải sự chuyển biến và tác động của giao thông đường bộ đối vổi sự phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Sơn La so với giai đoạn trước Pháp thuộc.

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Phạm Đức Thuận (2024-02)

  • Sau một thời gian chiến tranh với Tây Sơn, năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, sáng lập triều Nguyễn, về đối ngoại, bên cạnh các hoạt động ngoại giao vối nhà Thanh, phương Tây thì nhà Nguyễn rất quan tâm đến các nước trong khu vực Đông Nam Á nhất là Campuchia, Xiêm (1) và Lào. Trong các quốc gia Đông Nam Á, Xiêm dần vươn lên trở thành một thế lực hùng mạnh, muốn mở rộng lãnh thổ của mình qua các cuộc chiến tranh xâm lược, điển hình như cuộc chiến xâm lược Lào, xâm lược Việt Nam (2) vào năm 1785 (cuộc chiến mà Xiêm bị thất bại nặng nề tại trận Rạch Gầm - Xoài Mút), bên cạnh đó Xiêm luôn có mưu đồ thôn tính Campuchia, buộc nước này phải thần phục mình, qua đó theo đuổi kế hoạch “tiến về ...

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Lư Vĩ An (2024-02)

  • Động đất được định nghĩa là sự rung chuyển trên bề mặt trái đất do sự giải phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ trái đất dưới dạng sóng địa chấn. Động đất mạnh có thể gây ra biến dạng trên mặt đất, phá hủy nhà cửa, công trình, tài sản và sinh mạng con người (1). Theo Cục khảo sát địa chất Hoa Kỳ (USGS), trung bình mỗi năm trên thế giới ghi nhận khoảng 500.000 trận động đất lớn nhỏ khác nhau. Khoảng 100.000 trận động đất trong số đó có thể cảm nhận được và chỉ 1/10 số trận động đất này gây ra những thiệt hại lớn (2). Trong năm 2023, ỏ Thổ Nhĩ Kỳ và Morocco đã xảy ra động đất mạnh vối sức tàn phá khủng khiếp, gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản và tinh thần (3). ở khu vực châu Á-T...

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Nguyễn Văn Kim (2024-02)

  • Phù Nam là vương quốc cổ hình thành, phát triển sớm ở châu thổ Mekong. Sự hình thành của vương quốc Phù Nam có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng với tiến trình lịch sử, văn hóa Việt Nam và Đông Nam Á. Trên cơ sở khai thác các nguồn tư liệu trong nước, quốc tế, đặc biệt là thành tựu nghiên cứu của các viện, cơ quan khoa học thực hiện trong những thập niên qua (1), bài viết tập trung làm sáng tỏ đặc tính lịch sử, xã hội; các di sản, giá trị văn hóa nổi bật của văn hóa Óc Eo, đô thị cảng Óc Eo - Ba Thê trong tiến trình lịch sử của vương quốc Phù Nam đặt trong nền cảnh lịch sử, văn hóa châu Á.

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Lê Quốc Tín (2024-01)

  • Trong sách Nghiên cứu Hà Tiên, ở loạt bài chủ điểm về chùa Phù Dung, nhà nghiên cứu Trương Minh Đạt đã nêu lên hai điểm trọng tâm, đó là: 1-Núi Phù Dung ghi trong Gia Định thành thông chí (GĐTTC), thực chất là núi Bát Giác của Đại Nam. nhất thống chí (ĐNNTC), cũng tức là núi Đề Liêm hiện nay (1); 2-Chùa Phù Dung hiện nay không phải chùa Phù Dung được ghi chép trong GĐTTC, mà là ngôi chùa xây năm 1846 trên nền của Chiêu Anh Các - Thụ Đức Hiên do Mạc Thiên Tứ khởi dựng (2).

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Trần Khánh (2024-01)

  • Các cuộc chiến tranh xâm lược, chinh phạt của kỵ binh Mông cổ diễn ra liên tục trong thế kỷ XIII đã tạo dựng nên một đế chế (1) Mông cổ với diện tích lớn khoảng 24 triệu m2, tương đương vởi 16% diện tích của trái đất, trải rộng trên lục địa Á - Âu, từ Trung Quốc đến Đông Âu, Vịnh Ba Tư và Trung Cận Đông.

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Jean Phillipe; Martib Vaillancourt (2024-06)

  • Hầu hết các nghiên cứu về mối quan hệ giữa kỹ thuật số và tôn giáo có thể được gói gọn trong chủ đề "Tôn giáo kỹ thuật số" (Digital Religion). Đây là một hiện tượng dường như có quy tắc khác biệt nhưng không quá xa lạ đối với chúng ta. Điều chúng ta đang đối mặt không phải là tôn giáo số hóa mà là công cuộc tìm kiếm ý nghĩa của kỹ thuật số. Một số học giả đã mô tả tính tôn giáo kỹ thuật số (religiosité technologique) khi cho rằng, nó được dùng để hợp pháp hóa niềm tin vào một xã hội mới. Do vậy, nghiên cứu về số hóa sẽ dựa trên sự thần thánh hóa một tập hợp các giá trị công nghệ. Trong đó, Internet vừa là công cụ phổ biến, vừa là đối tượng chính, tượng trưng cho những giá trị này. Kh...

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Hoàng Văn Chung; Trần Thị Phương Anh (2024-06)

  • Theo phân loại dân tộc ở Việt Nam, dân tộc Chăm bao gồm hai phân nhóm, một là các cộng đồng Chăm cư trú ở Ninh Thuận, Bình Thuận và ở các tỉnh, thành Nam Bộ, hai là cộng đồng Chăm H'rói cư trú ở Phú Yên và Bình Định. Thực tế, hai phân nhóm này khác nhau trên hầu hết các phương diện. Riêng về tôn giáo, tín ngưỡng, trong khi nghiên cứu về nhóm thứ nhất đã có rất nhiều thì các nghiên cứu về nhóm thứ hai còn rất hiếm hoi. Tín ngưỡng của người Chăm H'rói có hiện trạng và đặc trưng như thế nào? Có những thay đổi nào đã và đang diễn ra, và nguyên nhân từ đâu? Trên cơ sở xử lý các dữ liệu thu thập được từ các công trình nghiên cứu đã công bố và khảo sát thực địa, bài viết góp phần làm rõ nhữn...

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Nguyễn Văn Quý (2024-06)

  • Trong diễn trình lịch sử của Champa, đến nay vẫn còn hiện diện nhiều công trình liên quan đến kinh đô, quân sự, và nhất là những công trình liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo độc đáo. Nhưng rất tiếc, phần lớn những công trình này trải qua nhiều thăng trầm lịch sử đã bị hư hoại và một số đã trở thành phế tích. Từ những đền tháp hiện còn, và từ kết quả khai quật khảo cổ học những năm đầu thế kỷ XX đến nay cho thấy, tín ngưỡng, tôn giáo Champa chủ yếu chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hóa, tôn giáo Ấn Độ cổ, đó là Bà La Môn giáo và Phật giáo, song vẫn có những đặc trưng riêng. Tầng lớp vua quan, quý tộc một mặt, củng cố quyền lực bằng tôn giáo thể hiện qua nhiều công trình tôn giáo đồ sộ, mặt k...

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Quế Hương; Kim Thanh Sản; Hoàng Thị Thu Hường; Mai Thùy Anh (2024-06)

  • Vào những năm 30 của thế kỷ XX, trong những nỗ lực truyền bá đạo Cao Đài ra miền Bắc, Hội thánh Cao Đài Tây Ninh và Cao Đài Ban Chỉnh đạo đã đưa nền đạo đến Hải Phòng và Quảng Ninh. Trải qua những giai đoạn thăng trầm, đến nay, Hải Phòng có một cộng đồng đạo Cao Đài khoảng 300 tín đồ và Quảng Ninh có khoảng gần 200 tín đồ, đều thuộc Hội thánh Cao Đài Tây Ninh. Tuy nhiên, các nghiên cứu về đạo Cao Đài tại Hải Phòng và Quảng Ninh hiện nay vẫn còn hạn chế, bằng cách tiếp cận Tôn giáo học kết hợp phương pháp phỏng vấn sâu, bài viết tìm hiểu về đạo Cao Đài ở miền Bắc qua khảo cứu tại Hải Phòng và Quảng Ninh ở các khía cạnh lịch sử và hoạt động tôn giáo.

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Trương Phúc Hải (2024-06)

  • Những niềm tin Hindu giáo, những hình thức thờ phượng, sự đa dạng của các nghi lễ và phong tục được nuôi dưỡng và phát triển một cách hài hòa với hệ thống vô số biểu tượng. Biểu tượng diễn đạt ý nghĩa của một thực tại sâu hơn và tinh tế hơn so với lời nói hay chữ viết. Càng đi sâu vào lĩnh vực tâm linh càng đến gần biểu tượng. Biểu tượng chính là ngôn ngữ của tôn giáo. Biểu tượng Hindu giáo có cả phi nhân dạng (aniconic) và nhân dạng hay thánh tượng (iconic). Biểu tượng phi nhân dạng đơn giản là những biểu tượng không có hình dạng con người, được dùng thay thế hình ảnh các vị thần trong thờ phượng. Đây chỉ là một phần nhỏ trong hệ thống biểu tượng Hindu giáo, tuy nhiên, chúng xuất hiệ...

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Nguyễn Hữu Anh; Nguyễn Văn Duy; Trần Nguyễn Hoàng Chương (2024-06)

  • Ngày 18/12/2023, Bộ Giáo lý Đức Tin (C.D.F.) của Giáo hội Công giáo công bố Tuyên ngôn Fiducia supplicans về ý nghĩa mục vụ của các chúc lành. Sau rất nhiều năm, C.D.F. mới có một Tuyên ngôn mới và Tuyên ngôn này mở ra cho các cặp đôi đồng giới khả năng được chúc lành. Điều này, một mặt thể hiện sự khoan dung của Giáo hội đối với các cặp đôi đồng giới, mặt khác, thể hiện một bước tiến mới trong quan điểm về quyền con người của Giáo hội Công giáo. Tuy nhiên, cần phải thấy rằng, lịch sử Giáo hội Công giáo cho đến nay chưa bao giờ công nhận (hay cho phép) hôn nhân đồng giới. Do đó, Tuyên ngôn Fiducia supplicans bên cạnh những quan điểm ủng hộ thì nó cũng đứng trước những thách thức về vi...

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Nguyễn Duy Phương (2024-01)

  • Bài viết này góp phần tìm hiểu quá trình phát triển từ con đường thiên lí đến con đường thuộc địa: trường hợp đoạn đường qua đèo Hài Vân. Các khía cạnh chính được nghiên cứu bao gồm: mô tả và đánh giá quá trình xây dựng, cải tạo đoạn đường bộ qua đèo Hải Vân dưới sự trị vì của hai chính quyền: triều Nguyễn (1802- 1884) và thực dân Pháp (1897-1945); bước đầu nhận định về vai trò của tuyến đường này đốì với công cuộc cai trị của triều Nguyễn và thực dân Pháp cũng như đời sống xã hội Việt Nam đương thời, qua đó cung cấp thêm góc nhìn để tiếp tục khai thác không chỉ giá trị về giao thông mà cả các giá trị về cảnh quan, văn hóa và lịch sử của tuyến đường bộ này.

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Trần Hoàng; Lê Thị Ngọc Hà (2024-01)

  • Từ thế kỷ XVII trở đi, nhóm lưu dân Việt đã vào định cư vùng đất Nam Bộ. Cũng từ đây mở ra một giai đoạn phát triển mới của vùng đất này. Từ một vùng đất hoang sơ dần dần trở nên sầm uất với sự phát triển mạnh của kinh tế - xã hội. Đặc biệt, nền thương nghiệp Nam Bộ sớm phát triển ngay từ buổi đầu khai phá. Hệ thống chợ và thương cảng sớm ra đời và nhanh chóng phát triển sầm uất, đô hội, sản phẩm trao đổi trên thị trường ngày càng dồi dào, thuyền buôn trong nước và nước ngoài thường xuyên lui tới nơi đây trao đổi, buôn bán hàng hóa. Cùng với quá trình khai phá, sự phát triển mạnh của nền sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp, giao thông đường thủy là một trong những nhân tố tác động...

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Hải (2024-01)

  • Trong thời kỳ phong kiến tự chủ, tầng lớp Nho sĩ không chỉ được nhà nước trọng dụng mà còn được làng xã hết sức kính trọng. Bởi những ông Nghè, ông Cống, ông Cử là niềm tự hào của làng, của xã. Đặc biệt là đốì với vùng đất có nhiều khó khăn nhưng lại là đất phát tích của nhiều anh tài như vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh thì học tập là con đường được lựa chọn trước tiên để tiến thân. Vì thế, mỗi làng xã, dù khó khăn hay sung túc đều có nhũng chế độ đãi ngộ đặc biệt đối với đội ngũ tri thức Nho học, nhất là những người thi cử đỗ đạt. Các chế độ đãi ngộ này được thể hiện qua các bản hương ước, tục lệ, điều lệ hay trong các văn bia còn lưu giữ tại các làng xã, đòng họ.

  • item.jpg
  • Article


  • Authors: Nguyễn Văn Khánh; Trần Thúy Hiên (2024-01)

  • Giáo sư Phan Huy Lê (1934-2018) là một nhà sử học nổi tiếng, chuyên gia hàng đầu về lịch sử Việt Nam thời kỳ cổ - trung đại, được các thế hệ sinh viên tôn vinh là một trong “tứ trụ” của Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong gia tài sử học đồ sộ của ông với trên 400 công trình bao gồm các sách chuyên khảo, sách tham khảo, các bài nghiên cứu, chuyên luận khoa học, trong đó đề tài Hình thái kinh tế - xã hội (HTKT-XH) và Phương thức sản xuất châu Á (PTSXCA) đã được đặt ra từ sớm và chiếm vị trí một quan trọng trong các trước tác của ông.