- Article
Authors: Đoàn Thanh Thủy; Nguyễn Thị Thu (2022-06) - -
|
- Article
Authors: Vũ Đoàn Kết (2022-03) - Là quốc gia khởi xướng và là trụ cột của tiến trình nhất thể hoá châu Âu (Liên minh châu Âu - EU), chính sách đối với tiến trình này là một trong những trục cơ bản và nhất quán trong chính sách đối ngoại Pháp từ sau năm 1950. Pháp là nước đề xuất sáng kiến thành lập Cộng đồng Than Thép, Định ước duy nhất hay Hiệp ước Maastricht, nhtmg cùng là nước gây ra những cú sốc cho tiến trình nhất thể hoá EU (Cộng đồng Phòng thủ châu Âu, khủng hoảng "chiếc ghế trống," Hiệp ước Lập hiến 2005...), Là Tổng thống hướng EU nhất, nhiệm kỳ của Emmanuel Macron (5/2017-5/2022) được kỳ vọng sẽ mang lại những bước ngoặt trong chính sách đối ngoại truyền thống nói chung và nhất là trong chính sách của Pháp đối với EU nói riêng. Trong 5 năm nắm quyền, tầm nhìn, chính sách của Macron đối với EU có thay đổi ...
|
- Article
Authors: Lê Thị Ngọc Hân; Ngô Minh Ngọc (2022-03) - Từ 6 quốc gia sáng lập, Liên minh châu Ầu (EU) hiện có 27 quốc gia thành viên và là một thực thế chính trị, kinh tế lớn có tầm quan trọng hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát đã tác động mạnh tới EU: Châu Âu biến thành tâm dịch và phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng mới. Cũng chính trong đại dịch, nhiều điểm yếu mang tính căn bản, hệ thống của EU đã bộc lộ, khiến chúng ta phải đặt câu hỏi về sức mạnh thực sự của EU ở giai đoạn hiện nay. Bài viết tập trung phân tích các điểm yếu của EU bộc lộ trong đại dịch, qua đó đánh giá liệu sức mạnh của EU như vẫn được nhìn nhận lâu nay có còn cơ sở vững chắc? Liệu EU có phải đối mặt với nguy cơ đánh mất vị thế của một thực thể quan trọng trong đời sống kinh tế - chính trị thế giới vì những hạn chế đ...
|
- Article
Authors: Vũ Quốc Mạnh (2022-07) - Mục tiêu phát triển tổng quát cùa Việt Nam là phấn đấu đến giữa thế kỳ XXI trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chù nghĩa. Điều này, đòi hỏi phát triển lực lượng sản xuất theo hướng hiện đại. Trên cơ sở tập trung làm rõ vai trò cùa công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triền kinh tế tri thức, kinh tế số trong quá trình phát triển lực lượng sàn xuất và thực trạng quá trình này tới Việt Nam, bài viết đề xuất một số biện pháp để phát triền lực lượng sàn xuất ở nước ta thời gian tới.
|
- Article
Authors: Lã Thị Thu Hà (2022-07) - Cuộc cách mạng công nghiệp lẩn thứ tư (CMCN 4.0) đã và đang đặt ra thời cơ và thách thức mới đối với việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy cùa moi giảng viên đại học. Trước sự tác động đa chiều cùa cuộc cách mạng này đòi hỏi các trường đại học cần nâng cao chất lượng giáng dạy nói chung, giảng dạy lý luận chính trị nói riêng nhằm góp phần phát triền năng lực, trình độ cùa mỗi giáng viên thích ứng với những biến đối mới cùa sự phát triển xã hội và thực hiện thẳng lợi mục tiêu giáo dục, đào tạo. Bài viết tập trung phân tích khái quát thực trạng chất lượng giàng dạy LLCT, phân tích tác động của cuộc CMCN lần thứ tư đến giảng dạy LLCT và đề xuât một số giải pháp nâng cao chất lượng giáng dạy LLCT ở các trường đại học thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay.
|
- Article
Authors: Lê Hải Bình; Phạm Mỹ Lệ (2022-03) - Trong bối cảnh thế và lực của Việt Nam đã khác nhiều sau hơn 35 năm Đổi mới, tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc ngày 14/12/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: "Chúng ta cần xây dựng vị thế và tâm thế mới của Việt Nam trong ứng xử và xử lý mối quan hệ với các nước, song phương cũng như đa phương." Xây dựng vị thế và tâm thế mới, do vậy, là một nhiệm vụ trọng tâm đồng thời là mục tiêu hàng đầu trong triển khai đường lối, chính sách đối ngoại của Đại hội XIII của Đảng. Bài viết này xem xét các cách tiếp cận vị thế quốc gia trong quan hệ quốc tế, chiến lược mà các quốc gia theo đuổi dể nâng cao vị thế của mình; đánh giá tổng quan về vị thế của Việt Nam hiện nay: và xác định một số định hướng chính nhằm tiếp tục nâng cao hơn nữa vị thế của đất nước trên trường quốc tế.
|
- Article
Authors: Ngô Hà Trường Sơn (2022-07) - “Bệnh chú quan", "bệnh khai hội", "bệnh lười biếng" và “thói ba hoa" được Chù tịch Hồ Chí Minh chi rõ trong tác phẩm "Sửa đối lối làm việc". Những "bệnh" này gây ảnh hưởng xấu đen hoạt động lãnh đạo cùa Đảng nói chung, công tác dân vận nói riêng. Bài viêt tập trung nhận diện những biêu hiện và tác hại cùa "bệnh chù quan", "bịnh khai hội", "bệnh lười biếng", "thói ba hoa" trong công tác dân vận. qua đó đề xuất một số giải pháp phòng chống
|
- Article
Authors: Trần Tấn Vinh (2022-07) - Trong quá trình hình thành và phát triển, dân tộc M'nông đã tạo ra nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo mang đậm bản sắc tộc người như lễ hội, nghệ thuật diễn xướng, ngữ văn truyền miệng - tiêu biểu là sử thi và lời nói vần, nghề thủ công như dệt và đan lát. Đối với đồng bào, nghề dệt thổ cẩm là nghề thủ công quan trọng nhất, góp phần đảm bảo nhu cầu ăn mặc, tạo nên sắc phục truyền thống của cư dân sinh sống trên cao nguyên M’nông. Những tri thức và nét văn hóa xung quanh nghề dệt thổ cẩm truyền thống đã được khắc họa đậm nét qua kho tàng lời nói vần của tộc người này.
|
- Article
Authors: Nguyễn Mạnh Cương (2022-07) - Đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các quốc gia có ý nghĩa hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong tiến trình hoàn thiện chính sách pháp luật về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam đã nhận được rất nhiều bài học kinh nghiệm của cac quốc gia đi trước, đặc biệt Thái Lan. Bài viết tổng hợp những kinh nghiệm trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái Lan. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm thu hút hiệu quả FDI ở Việt Nam trong thời kì mới
|
- Article
Authors: Nguyễn Xuân Kính (2022-07) - Nguyễn Đình Chiểu là một danh nhân văn hóa. Văn hóa Nguyễn Đình Chiểu thể hiện qua hành trạng, tư tưởng và thơ văn ông. Bài viết chỉ phân tích hai giá trị nghĩa và dũng trong văn hóa Nguyễn Đình Chiểu. Với danh nhân này, người có nghĩa là người tận tình giúp đỡ những ai gặp khó khăn, hoạn nạn; là người xả thân trừng trị kẻ ác, kẻ xấu. Người có nghĩa còn là người bất hợp tác với kẻ cường quyền phi nghĩa, từ chối cả vinh hoa của chúng. Với Nguyễn Đình Chiểu, dũng bao gồm cả sức mạnh thể chất và sức mạnh tinh thần hơn người. Nguyễn Đình Chiểu đã tiếp thu từ Luận ngữ và từ sách Trung Hoa tư tưởng về nghĩa, về dũng và mối quan hệ
giữa chúng.
|