Search

Author

Subject

Date issued

Has File(s)

Search Results

Results 1731-1740 of 69111 (Search time: 0.012 seconds).
  • Article


  • Authors: Trần Sỹ Nam; Huỳnh Thị Diễm; Huỳnh Tuyết Như; Phạm Văn Đệ; Phạm Văn Tú (2022-07)

  • Kết quả nghiên cứu cho thấy trong điều kiện ngập nước liên tục, tốc độ phát thải khí CH4 mạnh nhất từ 7-11 ngày sau khi tiến hành thí nghiệm với mức phát thải từ 7,04 đến 54,84 µg CH4/kg/ngày. Trong điều kiện ngập nước, tổng lượng phát thải giảm khi bổ sung than tràm (MB) là 14%-22% và than trẩu (RB) là 16%-20% so với đất không bổ sung than. CH4 là khí nhà kính được hình thành nhiều nhất, khí N2O phát thải không đáng kể trong thời gian thí nghiệm.

  • Article


  • Authors: Lê Minh Chiến (2022-04)

  • Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất (SDĐ) đến năm 2020 trên địa bàn quận 9 (cũ), TP. Hồ Chí Minh để tìm ra những mặt được và những hạn chế trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện phương án. Từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao tính khả thi khắc phục những nội dung bất hợp lý, làm căn cứ phục vụ cho phương án quy hoạch sử dụng đất trong những năm tới được hiệu quả hơn. Kết quả thực hiện các công trình, dự án trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020: 58 công trình đã thực hiện, chiếm 17,52% tổng số công trình; 84 công trình đang thực hiện, chiếm 25,38% tổng số công trình; 189 công trình chưa thực hiện, chiếm 57,10% tổng số công trình.

  • Article


  • Authors: Phạm Hạnh Nguyên; Trần Ngọc Cường; Nguyễn Thành Vĩnh; Trần Văn Trường (2022-08)

  • Cảnh quan thiên nhiên (CQTN) là đối tượng của Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 274/QĐ-TTg ngày 18/2/2020). Không chỉ Việt Nam đưa tiếp cận cảnh quan trong quy hoạch, quản lý bảo vệ môi trường, nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành chính sách quy hoạch, quản lý, bảo vệ, bảo tồn cảnh quan, đặc biệt là cảnh quan thiên nhiên. Điển hình là các quốc gia tại châu Âu là thành viên của Công ước cảnh quan châu Âu. Ngoài ra, nội dung bảo vệ cảnh quan thiên nhiên được đề cập trong các hướng dẫn của các tổ chức bảo tồn quốc tế điển hình như Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN).

  • Article


  • Authors: Trịnh Nhu (2022-03)

  • Trải qua gần một phần tư thế kỷ (1930-1954), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành đấu tranh giải phóng dân tộc, làm nên thắng lợi Cách mạng Tháng Tám 1945, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, mở đầu kỷ nguyên độc lập, tự do, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân tiến tới CNXH; chiến thắng cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp. Hai kỳ tích rạng rỡ đó làm thay đổi vận mệnh của dân tộc và đời sống của đồng bào, tạo lập cho Đảng, cho dân tộc nhiều xung lượng để vươn tới nhiều thắng lợi và thành tựu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Linh (2022-04)

  • Trong những năm qua, nhân loại đã trải qua "khủng hoảng kép" do biến đổi khí hậu, suy thoái hệ sinh thái tự nhiên, đại dịch Covid-19, tác động nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống, sản xuất kinh doanh trên phạm vi toàn cầu. Nguyên nhân xuất phát từ mô hình phát triển thiếu bền vững kéo dài hàng thế kỷ của nhân loại, làm suy thoái các hệ sinh thái tự nhiên, làm cho khí hậu biến đổi nhanh với cường độ cao.

  • Article


  • Authors: Mohan Munasinghe; Wilfrido CruzI; Jeremy WarfordJ (1993)

  • The DYNAMICS between economywide policies and the environment are com- I plex—policy reforms hold the potential to either help or hurt the environment.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Trọng Phúc; Nguyễn Thị Ngọc Mai (2022-03)

  • Cách đây 50 năm, năm 1972 đã diễn ra đấu tranh quân sự vô cùng ác liệt cả ở chiến trường miền Nam và miền Bắc, đồng thời mặt trận ngoại giao cũng rất căng thẳng, phức tạp. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy ở miền Nam với ba chiến dịch lớn: Trị - Thiên, Bắc Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Mỹ gây chiên tranh phá hoại lần thứ 2 với miền Bắc, đỉnh cao là dùng B.52 đánh Hà Nội, Hải Phòng 12 ngày đêm cuối tháng 12-1972. Mặt trận quân sự và ngoại giao trên bàn đàm phán ở Paris có quan hệ mật thiết. Thắng lợi về quân sự và sự hy sinh to lớn của đồng bào, chiến sĩ cả nước, đặc biệt là trận "Hà Nội -Điện Biên Phủ trên không"(12-1972) đã buộc Mỹ trở lại đàm phán, ký Hiệp định Paris (27-1-1973) rút hết quân Mỹ về nước (29-3-1973). Thắng lợi đó tạo thế và lực mới đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn ...

  • Article


  • Authors: Đặng Hữu Nghị; Bùi Thị Vân Anh (2022-04)

  • Độ mặn là một yếu tố quan trọng trong việc xác định nhiều khía cạnh hóa học của nước tự nhiên và các quá trình sinh học bên trong nó. Dự báo độ mặn chính xác có thể hỗ trợ việc ra quyết định quản lý tài nguyên nước để giảm thiểu nguy cơ thiếu nguồn cung cấp nước ngọt ở các cửa sông đông dân cư. Các phương pháp thống kê có chi phí thấp và tốn ít thời gian hơn so với các mô hình số và mô hình vật lý để dự đoán các biến đổi độ mặn của cửa sông. Các công trình nghiên cứu gần đây đã đạt được thành công hợp lý trong việc dự đoán độ mặn. Tuy nhiên, mức độ chính xác của các mô hình đã được đề xuất cần được cải thiện. Bài báo này áp dụng và so sánh các phương pháp học tập thể cho bài toán dự đoán độ mặn. Kết quả thực nghiệm cho thấy nhóm thuật toán Bagging Ensemble Learning cho kết quả tốt n...