Search

Author

Subject

Date issued

Has File(s)

Search Results

Results 1821-1830 of 69116 (Search time: 0.005 seconds).
  • Article


  • Authors: Đặng Thị Thu Trang; Phạm Minh Trường; Nhâm Ngọc Tân (2022-08)

  • Ngành Tài nguyên và Môi trường là ngành điều tra cơ bản, kết quả chủ yếu là dữ liệu với một số đặc thù riêng như dữ liệu quan trắc, dữ liệu không gian, dữ liệu viễn thám,... những dữ liệu này có vai trò rất quan trọng trong công cuộc quản lý, xây dựng và phát triển đất nước. Việc mở dữ liệu mang lại rất nhiều lợi ích, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế và khoa học thông qua sự thuận tiện hơn khi tiếp cận các thông tin hợp nhất từ nhiều kho dữ liệu khác nhau của các lĩnh vực trong ngành Tài nguyên và Môi trường. Xây dựng kho dữ liệu mở Ngành đáp ứng được nhu cầu khai thác thông tin dữ liệu ngành Tài nguyên và Môi trường, phù hợp với định hướng phát triển của Chính phủ trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4.

  • Article


  • Authors: Hoàng Dương Huấn; Nguyễn Quang Tuấn (2022-08)

  • Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và ưu tiên cho t triển công nghệ thông tin, đã đầu tư nhiều nguồn lực trong việc hiện đại hóa mô hình văn phòng không giấy, xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành,... bằng nhiều chủ trương, chính sách cụ thể. Đặc biệt là việc đẩy mạnh nghiên cứu, xây dựng, phát triển hệ tầng dữ liệu dùng chung cấp quốc gia phục vụ mục đích khai thác, sử dụng, chia sẻ cho các đơn vị có nhu cầu nhằm bảo đảm sự thống nhất, hiệu quả, tiết kiệm kinh phí. Chính vì vậy, việc phải nghiên cứu, xây dựng hệ thống hạ tầng dữ liệu không gian (SDI) là việc cần thiết.

  • Article


  • Authors: Mai Hoàng (2022-07)

  • Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, gió mùa, trải dài trên 15 độ vĩ Bắc; diện tích đất liền khoảng 329.241 km2; có hệ thống sông suối khá dày đặc (khoảng 2.360 sông suối có chiều dài từ 10 km trở tên), các hệ thống sông lớn đều thuộc sông liên quốc gia với phần lớn lưu vực nằm trên lãnh thổ nước khác; chế độ dòng chảy được phân thành hai mùa rõ rệt (mùa lũ và mùa kiệt); bờ biển dài trên 3.260 km, chia cắt bởi 114 cửa sông đổ ra biển. Với địa hình đa dạng, cùng những đặc điểm về khí hậu, ngoài những thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, nước ta thường xuyên chịu tác động của nhiều loại hình thiên tai, đặc biệt là bão, nước biển dâng, gió mạnh trên biển, lũ, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt, sạt lở bờ sông, bờ biển,...

  • Article


  • Authors: Vũ Thanh Ca (2022-07)

  • Biển và đại dương ngày càng quan trọng với cuộc sống con người, vì vậy, việc tham gia các hoạt động kinh tế, khai thác biển diễn ra với tần suất nhiều hơn. Dẫn đến môi trường biển bị suy thoái. Đặc biệt, quá trình biến đổi khí hậu, kèm theo là nước biển dâng và a-xít hóa đại dương đang diễn ra làm tăng thêm tác động xấu bởi hệ sinh thái. Vì thế, muốn khai thác “cánh đồng cuối cùng của hành tinh’’ này thì con người phải hiểu, hành động đúng với đại dương và biển cả thông qua các hoạt động khoa học. Tuy nhiên, đại dương vẫn còn chứa đựng rất nhiều điều bí ẩn cho tới nay chưa có lời giải. Vì vậy, cần đánh giá đúng những nhu cầu sử dụng biển và các tác động của chúng để xác định các xu hướng nghiên cứu khoa học, công nghệ biển trong tương lai.

  • Article


  • Authors: Sỹ Tùng; Anh Hoàng (2022-07)

  • Thành phố sầm Sơn đang từng bước nâng cao, kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. Trong đó, ngành Tài nguyên và Môi trường đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển về hạ tầng lưu trú tại địa phương, đưa thành phố du lịch biển Sầm Sơn trở nên xanh - sạch - đẹp, hướng đến trở thành đô thị du lịch trọng điểm quốc gia, điểm đến lý tưởng của du khách trong nước và quốc tế.

  • Article


  • Authors: Trần Thanh (2022-06)

  • Trong những năm qua, việc vận hành các hồ chứa theo quy định của Quy trình vận hành liên hồ chứa đã đạt được những kết quả quan trọng, giúp cắt, giảm lũ cho hạ du vào mùa lũ và điều tiết nước cho sản xuất và sinh hoạt vào mùa cạn. Tuy nhiên, quá trình vận hành cũng bộc lộ những tồn tại, hạn chế nhất định, hiện đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục nghiên cứu và điều chỉnh.

  • Article


  • Authors: Lê Văn Cẩn (2022-07)

  • Việc triển khai thực hiện Chương trình phối hợp chung tay bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020 - 2022 trong hệ thống Mặt trận Tổ quốc các cấp về cơ bản đã đạt được các mục tiêu đề ra. Mật trận Tổ quốc các cấp, nhất là cấp cơ sở, Ban công tác Mật trận ở thôn, khu dân cư đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong việc tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia Phong trào toàn dân tham gia bảo vệ môi trường; ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân, từng hộ gia đinh và các ngành, các cấp, các tổ chức trong xã hội về nhiệm vụ chung taỵ tham gia bảo vệ môi trường được nâng cao rõ rệt, từ đó thay đổi hành vi của cả cộng đồng trong việc chung tay tham gia bảo vệ môi trường ngay từ cộng đồng dân cư và địa bàn cơ sở.