Search

Author

Subject

Date issued

Has File(s)

Search Results

Results 1831-1840 of 67929 (Search time: 0.005 seconds).
  • Article


  • Authors: Lê Văn Cẩn (2022-07)

  • Việc triển khai thực hiện Chương trình phối hợp chung tay bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020 - 2022 trong hệ thống Mặt trận Tổ quốc các cấp về cơ bản đã đạt được các mục tiêu đề ra. Mật trận Tổ quốc các cấp, nhất là cấp cơ sở, Ban công tác Mật trận ở thôn, khu dân cư đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong việc tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia Phong trào toàn dân tham gia bảo vệ môi trường; ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân, từng hộ gia đinh và các ngành, các cấp, các tổ chức trong xã hội về nhiệm vụ chung taỵ tham gia bảo vệ môi trường được nâng cao rõ rệt, từ đó thay đổi hành vi của cả cộng đồng trong việc chung tay tham gia bảo vệ môi trường ngay từ cộng đồng dân cư và địa bàn cơ sở.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Trường Giang (2022-07)

  • Với mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam, tài nguyên khoáng sản luôn là nguổn tài sản vô cùng quí giá. Đó là cơ sở để phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn trong nước cũng như xuất khẩu. Hầu hết nguồn tài nguyên này đều không thể tái tạo. Việc quản lý, khai thác khoáng sản hiệu quả vì thế luôn là mục tiêu hướng tới ngay từ khi bất cứ một quốc gia nào bắt tay vào công cuộc khai thác các mỏ khoáng sản đầu tiên. Từ nhận thức đó, công tác đánh giá trữ lượng khoáng sản đã được Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm. Đó không chỉ là cơ sở để cấp phép khai thác mỏ, mà còn là cơ sở để quản lý, quy hoạch, xây dựng chiến lược khai thác tài nguyên một cách hiệu quả.

  • Article


  • Authors: Bùi Thủy; Hoàng Trưởng; Thục Anh; Hồng Hà (2022-08)

  • Những năm gần đây, các cấp, các ngành đã nhận thức ngày càng tăng về tầm quan trọng của dữ liệu không gian biển và nhu cầu tiếp cận hệ thống, nhất quán đối với việc xác định, duy trì và quản lý cơ sở dữ liệu biển nói chung và dữ liệu địa chính biển nói riêng. Bên cạnh đó, nhằm chuẩn hóa thông tin, bảo đảm tích hợp dữ liệu địa chính trên đất liền, trên biến và đồng bộ với cơ sở dữ liệu chung của quốc gia. Bài báo đưa ra những nghiên cứu trên thế giới, đánh giá thực trạng ở nước ta và đề xuất khung dữ liệu địa chính biển ở Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Đăng Tuyên (2022-07)

  • Thấm thoát 20 năm kể từ ngày được thành lập (theo Nghị quyết số 02/2002/QH11 ngày 5/8/2002 của Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội Khóa XI), Bộ TN&MT đến nay đã vươn lên trở thành Bộ quản lý nhà nước đa ngành, đa lĩnh vực, có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Được Đảng, Nhà nước đánh giá rất cao; nhân dân tin tưởng, ghi nhận. Xuyên suốt quá trình ấy, Bộ nổi lên hai nhiệm vụ có dấu ấn nổi bật, đó là: Hoàn thiện tổ chức bộ máy và xây dựng thể chế.

  • Article


  • Authors: Lê Bá Phước (2022-07)

  • Trong những năm vừa qua, công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường tỉnh Thừa Thiên – Huế đạt nhiều kết quả tích cực. Các kết quả tiêu biểu được ghi nhận trong công tác giải quyết thủ tục hành chính; quản lý đất đai; quản lý chất lượng môi trường; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm; quan trắc, thông tin báo cáo về môi trường.

  • Article


  • Authors: Thanh Trần (2022-08)

  • Bảo đảm số lượng, chất lượng nước phục vụ dân sinh trong mọi tình huống; đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất, kinh doanh của các ngành, lĩnh vực; mọi người dân, mọi đối tượng được tiếp cận, sử dụng nước công bằng, hợp lý,...Đó là một trong những mục tiêu bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, được nêu rõ trong Kết luận sổ 36-KL TW của Bộ Chính trị vừa được ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng ký ban hành.

  • Article


  • Authors: Hoàng Thanh (2022-08)

  • Một trong những dấu ấn trong chặng đường 20 năm hình thành và phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng là đã xây dựng thành công nhiều mô hình bảo vệ môi trường có quy mô, sức ảnh hưởng và đem lại nhiều hiệu quả thiết thực, điển hình như mô hình “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường". Đây là bước tiến quan trọng thế hiện rõ quan điểm thống nhất trong chí đạo, điều hành và phối hợp chặt chẽ của các cấp chính quyền, sở, ban, nghành, hội, đoàn thể, đồng thời là sự quan tâm tích cực của cộng đồng trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường ở địa phương.

  • Article


  • Authors: Xuân Thành (2022-08)

  • Hiện nay, tỉnh Bình Thuận đang hướng mạnh ra biển để khai thác tiềm lực kinh tế biển và đã có thu được những kết quả đáng kể. Cơ cấu ngành nghề đang có sự thay đổi lớn. Ngoài các ngành nghề truyền thống, đã xuất hiện nhiều ngành kinh tế biển gắn với công nghệ - kỹ thuật hiện đại như khai thác dầu khí, đánh bắt xa bờ, vận tải biển, du lịch biển - đảo. Đảng bộ tỉnh Bình Thuận đặt ra mục tiêu đến năm 20 xây dựng địa phương trở thành tỉnh phát triển kinh tế biển mạnh, bển vững, toàn diện an ninh, an toàn.

  • Article


  • Authors: Nông Anh Nga; Ma Thị Quỳnh Hương (2022-04)

  • Bình Liêu là một huyện miền núi giáp biển của tỉnh Quảng Ninh với thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên đa dạng, còn giữ được nét văn hóa bản địa đặc sắc của những bản làng dân tộc chưa bị tác động nhiều bởi đô thị hóa và áp lực của phát triển nóng. Bình Liêu đã được chọn làm bàn đạp tiên phong đi đầu phát triển mô hình kinh tế xanh (trong đó có du lịch xanh) tại Quảng Ninh. Đây được xem là một điểm mới trong hoạt động sinh kế của cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) ở Bình Liêu, trong đó có dân tộc Dao Thanh Phán. Việc phát triển du lịch cộng đồng ở đây không chỉ mang lại lợi ích, mà cũng gây nên những tác động tiêu cực, làm mai một văn hóa truyền thống của người bản địa và làm nảy sinh các vấn đề xã hội không mong đợi khác. Bài viết phân tích những nổ lực của địa phương trong việc tồn tạ...