Search

Author

Subject

Date issued

Has File(s)

Search Results

Results 1861-1870 of 69116 (Search time: 0.006 seconds).
  • Article


  • Authors: Đoàn Minh Trí (2022-08)

  • Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022 với mục tiêu trọng tâm và xuyên suốt là bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân và thay đổi phương thức quản lý, cắt giảm thủ tục hành chính,... kỳ vọng sẽ mở ra một giai đoạn mới trong quản lý, xử lý các vấn đề về môi trường. Để Luật đi vào cuộc sống, Tổng cục Môi trường ngoài tập trung nguồn lực xây dựng, hoàn thiện và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo chất lượng còn triển khai nhiều giải pháp đưa Luật vào thực tiễn, từng bước nâng cao chất lượng môi trường sống.

  • Article


  • Authors: Ngọc Yến (2022-08)

  • Trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoảng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, một trong những nhiệm vụ hàng đầu là hoàn thiện chính sách, chuyển đổi toàn diện công nghệ khai khoáng.

  • Article


  • Authors: Trần Đức Thiện; Phạm Thị Thu Huyền; Lưu Thị Hồng Linh (2022-08)

  • Những năm gần đây, việc ứng dụng các công nghệ số đang là xu hướng trên thế giới, công nghệ số giúp cho công tác về quan trắc, dự báo, cảnh báo thiên tai có được các thông tin kịp thời và ngày càng thuận tiện hơn trong công tác quản lý. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã tiến hành xây dựng bộ công cụ nhằm cảnh báo nguồn nước mặt mùa cạn vào vùng Đồng bằng sông Cưu Long, cùng với đó tích hợp ứng dụng công nghệ Web-GIS cho phép hiển thị các thông tin cảnh báo gắn liền với bản đồ và tọa độ, giúp dễ dàng truy cập từ xa cũng như giúp người dùng nắm bắt được các thông tin cảnh báo một cách dễ dàng và nhanh nhất. Việc ứng dụng này hứa hẹn mở ra hướng nghiên cứu, quản lý nguồn tài nguyên nước một cách khoa học và phù hợp với thực tiễn nguồn nước chảy vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

  • Article


  • Authors: Việt Anh (2022-07)

  • Ngày 2072022, tại Hà Nội, đã diễn ra "Hội nghị các Nhà khoa học trẻ ngành TN&MT, với 3 nội dung chính, 1. Tọa đàm "Vai trò của các Nhà khoa học trẻ trong chuyển đổi số và công nghệ số lĩnh vực tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển bền vững", 2. Ra mắt "Câu lạc bộ Nhà khoa học trẻ ngành Tài nguyên và môi trường", 3. Hội thảo khoa học "Chuyển đổi số và công nghệ số trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển bền vững". Hội nghị do Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Đoàn Thanh niên Bộ TN&MT phối hợp tổ chức, với sự tham gia của 200 các nhà nghiên cứu khoa học trẻ đến từ các Viện, Trường, các đơn vi quản lý trong và ngoài. Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với gần 1000 điểm cầu truyền hình, từ đảo Song Tử Tây và tại ...

  • Article


  • Authors: Phan Tuấn Hùng (2022-07)

  • Chặng đường từ năm 2002-2022, ban cán sự đảng, lãnh đạo bộ xác định công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của bộ; đồng thời, chuyển mạnh sang quản lý, điều hành phát triển trong các lĩnh vực tài nguyên và môi trường bằng pháp luật trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc thị trường; đẩy mạnh kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường với mục tiêu phát huy tối đa nguồn lực của ngành phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là phương tiện để nhanh chống xây dựng ngành tài nguyên và môi trường là một ngành kinh tế - kỹ thuật chính quy, hiện đại, hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển bền vững đất nước.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Văn Hoàng (2022-08)

  • Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình hình thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp. Với sự xuất hiện của hầu hết các loại hình thiên tai, trong đó có nhiều trận thiên tai xuất hiện liên tiếp trong năm, cường độ lớn, phạm vi rộng, trái quy luật và có xu thế gia tăng cả về mức độ nguy hiểm, tính cực đoan và chu kỳ lặp lại; đặc biệt là lũ, lũ quét, bão mạnh,... đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái. Thực trạng công tác phòng chống thiên tai, việc phát triển cơ sở hạ tầng có ý nghĩa thiết thực trong giảm thiểu thiệt hại, nhất là về sinh mạng ngươi dân.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Tiến Dũng (2022-08)

  • Công tác bảo vệ môi trường tại các làng nghề hiện nay chưa được quan tâm đúng mức, rất ít làng nghề có hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn cũng như hệ thống xử lý nước thải. Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu về đề tài chế tạo công nghệ rửa nilon phát sinh từ quy trình sản xuất giây tái chế của làng nghề giấy Phong Khê, Bắc Ninh. Nilon sau rửa sẽ làm nguồn nguyên liệu cho tái chế nhựa phục vụ đời sống dân sinh và góp phần giảm thiểu rác thải làng nghề.

  • Article


  • Authors: Thành Nam (2022-08)

  • Quá trình đô thị hóa đang làm gia tăng những hệ luy xấu, gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, chất lượng cuộc sống của người dân như: Ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường đặc biệt là vấn đề ngập úng trong đô thị. Ngập úng không chỉ diễn ra ở các đô thị đồng bằng, duyên hải mà còn diễn biến phức tạp ở các đô thị vùng trung du và miền núi. Bài báo này đưa ra những thực trạng về cao độ nền và ngập úng của các đô thị thuộc vùng đồng bằng những đô thị chịu ảnh hưởng nặng nề của ngập úng. Từ đó, đề xuất một số giải pháp về công tác quản lý cốt nền và thoát nước mặt - một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp giảm thiểu ngập úng tại các đô thị hiện nay.