Search

Author

Subject

Date issued

Has File(s)

Search Results

Results 1921-1930 of 67929 (Search time: 0.011 seconds).
  • Article


  • Authors: Thu Hương (2022-07)

  • Sự phát triển quá nhanh của điện ảnh Việt cũng như điện ảnh khu vực và thế giới là lý do luật điện ảnh được sửa đổi nhằm tạo ra môi trường, cơ sở, hành lang pháp lý thích hợp với tình hình mới cũng như thúc đẩy, tạo đà cho phim Việt phát triển.

  • Article


  • Authors: Thanh Hoa (2022-07)

  • Phim em và Trịnh khi ra rạp đã tạo ra những tranh cãi quyết liệt nhưng lại có chung một điểm thống nhất: Đó là ấn tượng vì các ca khúc, nhạc phim. Với sức hút từ ca từ, giai điệu, những bộ phim về nhạc sĩ, ca sĩ luôn thu hút sự quan tâm, tò mò của công chúng. Ngoài những phim ca nhạc hay đối tượng, nhân vật là ca sĩ, nhạc sĩ thì âm nhạc còn giữ vị trì quan trọng trong một bộ phim và nhiều êkip đã dùng âm nhạc để thu hút, quảng bá trước khi phim ra mắt.

  • Article


  • Authors: Vũ Thị Thư Thư; Nguyễn Lý Kiều Chinh; Trần Thị Thùy Dung (2022-08)

  • Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu vi mô ở cấp độ doanh nghiệp để ước tính độ co giãn theo giá trong nhu cầu điện sản xuất ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và sử dụng mô hình kinh tế lượng dựa trên hàm chi phí Cobb-Douglass để tính. Kết quả cho thấy, việc sử dụng điện công nghiệp tại đồng bằng sông Cửu Long có co giãn theo giá nhưng đối với cả nước là không co giãn theo giá. Độ co giãn theo giá của nhu câu điện tại đồng bằng Sông Cửu Long là -1,273, điểu này có nghĩa là nếu giá điện tăng 1 % sẽ dẫn đến nhu cầu điện của các công ty giảm 1,273%. Kết quả cũng cho thấy, vẫn được sử dụng làm hàng hóa bổ sung cho điện, trong khi lao động được sử dụng để thay thế cho điện. Các bằng chứng về việc thay thế các loại năng lượng khác (xăng và dầu) cho điện hầu như không có ý nghĩa thống kê và có g...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Linh, Nguyễn Văn Quân (2022-06)

  • Ngày 21/4/2022, tại lễ khai mạc Hội nghị thường niên Diễn đàn Bác Ngao, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố Sáng kiến An ninh Toàn cầu (GSI), trong đó "an ninh không thể chia cắt" là một trong những nguyên tắc then chốt. Nhiều câu hỏi được đặt ra xoay quanh nội hàm và những tính toán chiến lược của Trung Quốc đằng sau GSI, cùng với những hàm ý mà sáng kiến này đặt ra đối với các vấn đề khu vực. Bài viết lập luận rằng, GSI thể hiện nhiều bước chuyển mới trong nhận thức của lãnh đạo Trung Quốc về an ninh trước những biến động khó lường của tình hình quốc tế. Điều này hàm ý trực tiếp đến vấn đề tranh chấp Biển Đông, nơi Trung Quốc vừa muốn kiểm soát, lại vừa muốn xây dựng giải pháp hòa bình mới với tư cách một nước lớn có trách nhiệm nhằm gạt bỏ sự can dự và ảnh hưởng của Mỹ.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Văn Hiệu (2022-07)

  • Luật Thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam được ban hành năm 2007, đến nay đã hai lần điều chỉnh mức khấu trừ gia cảnh. Tuy nhiên, biểu thuế lũy tiến từng phần đối với thu nhập từ tiền công, tiền lương và mức khấu trừ tiêu chuẩn với một số khoản thu nhập phát sinh từng lần không được điều chỉnh đã gia tăng gánh nặng thuế đối với người nộp thuế. Bài viết này minh họa cụ thể hiện tượng nhảy bậc thuế suất và thay đổi gánh nặng thuế thu nhập cá nhân do thiêu sự đồng bộ trong việc vận dụng cơ chế lũy tiến giản đơn và lũy tiến phức hợp của thuế thu nhập cá nhân. Khuyến nghị của bài viết là: cần điều chỉnh đồng bộ mức khấu trừ gia cảnh với biểu thuế lũy tiến từng phần (đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công) và mức khấu trừ tiêu chuẩn (đối với một số khoản thu nhập phát sinh từng lần) để đảm...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Mai (2022-03)

  • Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam kéo dài 9 năm (1945-1954), tên của nhiều nước gắn với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam đã xuất hiện như Anh, Trung Quắc, Liên Xô, Mỹ, các nước dân chủ nhân dân Đông Âu như Rumani, Hunggari, Ba Lan, Tiệp Khẳc... Trong đó, chúng ta thấy có sự xuất hiện của cả 5 nước trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Điều đặc biệt là gắn với mở đầu và kết thúc cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đều có sự tham dự của nước Anh. Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, Anh ủng hộ và giúp Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam. 9 năm sau đó, Anh lại cùng các nước tham gia Hội nghị Geneve cố gắng tìm kiếm một giải pháp hòa bình ở Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung. Bài viết này làm rõ quan diêm và quá trình Anh g...

  • Article


  • Authors: Đỗ Hoàng; Lê Long (2022-06)

  • Khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Tiểu vùng Mê Công, ngày càng có vai trò quan trọng trong chiến lược của các nước lớn. Việc Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ coi trọng và đẩy mạnh tập hợp lực lượng ở khu vực này mang đến cả cơ hội lẫn thách thức đối với các quốc gia trong Tiểu vùng. Bài viết làm rõ vị trí và tầm quan trọng của Tiểu vùng Mê Công trong chiến lược của các nước lớn trên và cạnh tranh giữa các chủ thể này ở khu vực. Nghiên cứu cho thấy, về tổng thể, Trung Quốc có vị thế, ảnh hưởng lớn và toàn diện hơn Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ ở Tiểu vùng Mê Công. Xu hướng này dẫn đến hệ lụy là môi trường an ninh, sự ổn định, cân bằng chiến lược ở Tiểu vùng sẽ phải đối diện cùng lúc với nhiều nguy cơ, thách thức từ sự cạnh tranh giữa các nước lớn.

  • Article


  • Authors: Đỗ Trường Giang (2022-09)

  • Mối quan hệ giữa Champa với nhà Minh có thể coi là một trong những mối quan hệ lịch sử quan trọng và có ý nghĩa không chỉ đối với lịch sử phát triển của vương quốc Champa mà còn đối với lịch sử thương mại và bang giao của các vương triều ở Trung Quốc. Với vị thế là một vương quốc biển, một trung tâm trung chuyển thương mại biển Đông - Tây, các vương triều Champa luôn chủ dộng và nhạy bén trong việc thiết lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ mật thiết với các vương triều ở Trung Quốc, dự nhập sâu sắc vào mạng lưới thương mại triều cống của Trung Hoa và khai thác các lợi thế thương mại và chính trị do mạng lưới này mang lại.

  • Article


  • Authors: Bùi Thị Hồng (2022-07)

  • Trong thời gian gần đây, hiện tượng tự tử ở học sinh diễn ra khá nhiều, trở thành vấn đề đáng báo động trên toàn cầu. Ở Việt Nam, dù chưa có những thống kê đầy đủ và chi tiết về tình hình tự tử nói chung và tự tử ở học sinh nói riêng, song trên thực tế đây lại là vấn đề gây nhức nhối trong dư luận thời gian qua. Việc tự tử xảy ra ở học sinh có chiều hướng gia tăng, gây ra những căng thẳng, lo lắng cho gia đình, nhà trường và xã hội. Dựa vào các nguồn tài liệu thứ cấp, chủ yếu là các bài viết trên các trang báo mạng chính thống, bài viết bàn về thực trạng tự tử ở học sinh Việt Nam trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây, đồng thời chỉ ra các nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và những giải pháp phù hợp để giảm thiểu vấn nạn này.