Search

Author

Subject

Date issued

Has File(s)

Search Results

Results 1931-1940 of 67929 (Search time: 0.013 seconds).
  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Lê; Đoàn Thị Quý (2022-08)

  • Nhà nước phúc lợi bao gồm một tập hợp các chương trình được thiết kế để đảm bảo an ninh kinh tế cho mọi công dân nhằm ngăn chặn, phòng tránh những rủi ro vốn có trong cuộc sống con người như nạn thất nghiệp, nghèo đói, bệnh tật và tuổi già. Nhà nước phúc lợi Hoa Kỳ có quá trình hình thành và phát triển theo những thay đổi về các điều kiện chính trị, kinh tế và xã hội của lịch sử Hoa Kỳ. Dù được coi là theo mô hình nhà nước phúc lợi tự do, nhưng mô hình nhà nước phúc lợi Hoa Kỳ có những cấu trúc, đặc trưng khác biệt so với mô hình các nước châu Âu, và mức độ hiệu quả cũng chưa được như mong muốn.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Văn Khánh (2022-09)

  • Tạ Văn Phụng người huyện thọ Xương, tỉnh Hà Nội, theo đạo Công giáo. Từ đầu những năm 1850, do bất bình với triều đình, nhất là chính sách cấm đạo Thiên chúa của vua Tự Đức, ông đã dấy binh khởi nghĩa chống lại triều Nguyễn. Bị thất bại, Tạ Văn Phụng chạy sang Hồng Công và được Giám mục Retard (người Pháp) đưa đi học đạo ở Pinang (Malaysia). Khi liên quân Pháp- Tây Ban Nha nổ súng đánh chiếm xâm lược Việt Nam ở Đà Nẵng, Tạ Văn Phụng được Giám mục Retard đưa về nước để tham gia trong lực lượng viễn chinh đánh chiếm Đà Nẵng rồi Quảng Nam...

  • Article


  • Authors: Dương Văn Huy (2022-06)

  • Kể từ khi thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện năm 2010 đến nay, quan hệ giữa Trung Quốc và Cam-pu-chia đạt nhiều tiến triển và thành tựu quan trọng trong các lĩnh vực chính trị - ngoại giao; quốc phòng - an ninh; kinh tế, thương mại, đầu tư, viện trợ; và văn hóa - xã hội. Mối quan hệ giữa hai nước được cho là đang ở mức cao nhất trong lịch sử, đặc trưng bởi “bốn tốt”: Láng giềng tốt, anh em tốt, bạn bè tốt, và đối tác tốt. Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được, lãnh đạo Trung Quốc và Cam-puchia nhất trí thúc đẩy mô hình quan hệ đối tác chiến lược kiểu mới, cao hơn quan hệ đối tác chiến lược, đó là “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược kiểu mới toàn diện và toàn thiên hậu,” hàm ý quan hệ đối tác bền chặt, không thay đổi trong mọi hoàn cảnh. Việc tăng cường quan hệ đối tác c...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Thu Hà; Nguyễn Thị Khánh Linh (2022-08)

  • Trong thập niên vừa qua, Cộng hòa Liên bang Đức là đối tác chiến lược quan trọng của Việt Nam với trọng tâm là hợp tác kinh tế. Hai nước đồng thời cũng là đối tác thương mại hàng đầu của nhau tại khu vực Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trên cơ sở khái quát quá trình phát triển quan hệ hai nước, các tác giả xem xét mối quan hệ hợp tác kinh tế đôi bên kể từ khi thiết lập quan hệ đối tác chiến lược đến nay trên các phương diện kim ngạch thương mại, đầu tư và hỗ trợ phát triển; qua đó làm sáng tỏ những tiềm năng và cơ hội, triển vọng thúc đẩy mối quan hệ hợp tác hai nước trong thời gian tới.

  • Article


  • Authors: Vũ Thụy Trang (2022-05)

  • Thời gian qua, hợp tác và lòng tin giữa Nga và Liên minh Châu Âu (EU) đã xuống mức thấp nhất kể từ Chiến tranh Lạnh. Một trong những nguyên nhân căn bản ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ hai bên chính là sự khác biệt to lớn của Nga và EU trong cách tiếp cận đối với các nước thuộc không gian hậu Xô viết. Bài viết tập trung làm sáng tỏ nguyên nhân của sự khác biệt này. Sự vận động trong chính sách của mỗi bên đối với khu vực này là một quá trình diễn tiến phức tạp theo thời gian. Mỗi bên đều có các chiến lược riêng nhằm thu hút các nước ở không gian hậu Xô viết vào quỹ đạo của mình. Thực tiễn đó đã dẫn đến sự dịch chuyển trong không gian hậu Xô viết theo các chiều hướng tâm và ly tâm khỏi ảnh hưởng của Nga.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thanh Thủy (2022-07)

  • Hợp tác công tư trong giáo dục là một xu thế tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa, đặc biệt trong bối cảnh hướng đến kinh tế tri thức như ở Việt Nam. Phương thức hợp tác này tuy góp phần cung cấp lực lượng lao động chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường, giúp nâng cao vị thế của các cơ sở đào tạo ở Việt Nam, nhưng lại chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Nguyên nhân chính được cho là bởi các cơ sở pháp lý đối với lĩnh vực giáo dục vẫn còn những hạn chế do chưa có những chính sách mang tính vi mô. Bên cạnh đó, việc thiếu định hướng về một chiến lược đào tạo lâu dài và tính nhất quán trong hợp tác giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp đang là những vấn đề then chốt khiến hoạt động hợp tác công tư chưa thành công như kỳ vọng.

  • Article


  • Authors: Phạm Ngọc Hiền (2022-03)

  • Hệ thống Stanislavski từng có hơn một thế kỷ ngự trị trên sân khấu Nga - Xô viết. Hệ thống sân khấu thực nghiệm Stanislavski có nhiều nội dung phức tạp. Nhưng hạt nhân cơ bản là coi trọng tính chân thực của hành động biểu diễn. Hành động đó phải xuất phát từ chiều sâu lâm lý, sự nhập tâm sâu sắc của diễn viên. Đó là nghệ thuật biểu diễn hiện thực tâm lý. Từ sau năm 1955, hệ thống Stanislavski bắt đầu ảnh hưởng đến sân khấu Việt Nam. Hai thể loại vận dụng phương pháp này nhiều nhất là kịch nói và chèo.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thanh Lan (2022-04)

  • Năm 2022, Việt Nam và Liên bang Nga kỷ niệm 72 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm Đối tác chiến lược toàn diện (2012-2022). Hợp tác mở rộng trên nhiều lĩnh vực đa dạng, quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga ngày càng có chiều sâu và đi vào thực chất. Trong đó, hợp tác kinh tế - thương mại hai nước thời gian qua phát triển năng động, đã có những bước phát triển vượt bậc, đặc biệt sau khi Việt Nam ký Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh Kinh tế Á - Âu. Thông qua phương pháp tổng quan tài liệu, bài viết điểm lại quan hệ thương mại đầu tư giữa hai nước những năm gần đây, những khó khăn thuận lợi cũng như triển vọng phát triển quan hệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong thời gian tới.

  • Article


  • Authors: Lê Thị Kim Oanh; Ngô Sỹ Tiệp (2022-04)

  • Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga dựa trên nền tảng hữu nghị truyền thống lâu đời và hợp tác cùng có lợi, được vun đắp bởi nhiều thế hệ đi trước, trải qua thử thách bởi thời gian, đứng vững trước các biến động và là hình mẫu cho hợp tác tôn trọng lẫn nhau, đáp ứng lợi ích cơ bản của nhân dân hai nước. Đặc biệt, năm 2022 hai nước kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. Trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ phân tích quan hệ giữa Việt Nam - Liên bang Nga trên mọi lĩnh vực và triển vọng phát triển trong tương lai.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Huy Bỉnh (2022-08)

  • Mỗi công trình từ điển và bách khoa thư được hình thành từ khâu biên soạn và kết thúc ở việc người sử dụng dùng để tra cứu, học tập. Trong quá trình đó diễn ra nhiều thao tác, đòi hỏi chủ thể biên soạn phải xử lý một cách bài bản, khoa học và chuẩn mực. Bài viết nhận diện và làm rõ bản chất của ba loại hình chủ thể biên soạn từ điển và bách khoa thư: Thứ nhất là các nhà khoa học chuyên nghiên cứu, biên soạn về từ điển và bách khoa thư; thứ hai là các nhà khoa học ở các chuyên ngành khác; thứ ba là cộng đồng tham gia biên soạn từ điển và bách khoa thư.