Search

Author

Subject

Date issued

Has File(s)

Search Results

Results 201-210 of 67929 (Search time: 0.011 seconds).
  • Article


  • Authors: Phan Thuận (2022-03)

  • Sử dụng thời gian cho hoạt động tạo thu nhập là một chiều cạnh trong cuộc sống người cao tuổi (NCT). Sự hài lòng với cuộc sống liên quan đến việc sử dụng thời gian cho các hoạt động hàng ngày. Nghiên cứu sử dụng kết quả khảo sát 399 người từ 60-75 tuổi ở 6 quận/huyện thành phố Cần Thơ. Kết quả cho thấy, có gần nửa số NCT khảo sát tham gia hoạt động kinh tế, chủ yếu là hoạt động tự buôn bán/kinh doanh, làm thuê/mướn, hoạt đông lao động được trả lương và tự sản xuất nông nghiệp. Thời gian trung bình của họ dành cho các hoạt động này khoảng 385 phút/ngày và 362 phút mỗi ngày cuối tuần. Người cao tuổi dành thời gian cho hoạt động tạo thu nhập dưới 5 giờ/ngày có mức độ hài lòng cao hơn so với nhóm NCT dành trên 5 giờ/ngày, đặc biệt là ngày cuối tuần. Trên cơ sở này, tác giả đề xuất một ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Lan Hương (2022-02)

  • Xuất phát từ những vấn đề lý luận về đồng thuận xã hội và thực tiễn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, bài viết khái quát bức tranh xã hội đồng thuận trong bối cảnh kinh tế thị trường ở nước ta với một số đặc trưng cơ bản. Qua đó, bài viết luận giải làm nổi bật một số kinh nghiệm xây dựng xã hội đồng thuận trong bối cảnh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam, như vai trò của việc xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội; tầm quan trọng của việc thực hiện hài hòa quan hệ lợi ích của các chủ thể xã hội,... trong xây dựng và duy trì đồng thuận xã hội.

  • Article


  • Authors: Ngọ Văn Nhân (2022-02)

  • Việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa được đề cập nhất quán và xuyên suốt từ Đại hội VI đến nay với điểm nhấn trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng: “Tăng cường công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, các di tích lịch sử văn hóa”. Theo tinh thần đó, bài viết tập trung làm rõ các khái niệm di sản văn hóa, bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa; phân tích chủ trương, đường lối của Đảng về bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa; trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa ở nước ta hiện nay.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Thu Hiền (2022-01)

  • Để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện những bước đi đúng đắn và đầy sáng tạo, mang tính nghệ thuật: Thứ nhất, viết tài liệu giác ngộ thanh niên, tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin; thứ hai, mở các lớp bồi dưỡng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin cho thanh niên ưu tú - những “hạt giống đỏ” đầu tiên của cách mạng Việt Nam; thứ ba, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam - bộ não của cách mạng Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của sự kết hợp chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chứng tỏ sự sáng tạo vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Đồ Ngọc Hanh (2022-02)

  • Trên cơ sở khẳng định giá trị khoa học, cách mạng của tư tưởng Hồ Chí Minh về hệ giá trị con người Việt Nam; tác giả bài viết luận giải, làm sáng tỏ quan điểm, định hướng chiến lược của Đảng, Nhà nước ta để hiện thực hóa hệ giá trị con người Việt Nam thời kỳ mới. Từ đó, khẳng định công lao to lớn, cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước, nhất là chiến lược phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bàn sắc dân tộc.

  • Article


  • Authors: Đặng Thị Quỳnh Anh (2022-04)

  • Để hướng đến mục tiêu phát triển vì con người, cho con người và không để ai bị bỏ lại phía sau (phát triển bao trùm) thì cán phải đẩy mạnh hướng nghiên cứu phát triển con người ở các nhóm xã hội, các cộng đồng và các vùng khác nhau, trong đó có vùng dân tộc thiểu số (DTTS) - nơi phát triển con người còn nhiêu hạn chế. Đây cũng chính là mục tiêu mà cuốn sách Phát triển con người vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn hướng tới.

  • Article


  • Authors: Ngô Thị Như (2022-02)

  • Logic học là khoa học nghiên cứu những hình thức cơ bản của tư duy (khái niệm, phán đoán, suy luận) và những quy luật cơ bản của tư duy - những điều kiện để đạt tới tư duy chân thực. Những tư tưởng logic học đã ra đời từ rất lâu cùng với lịch sử phát triển của văn minh nhân loại. Từ khởi thủy logic học của Aristotle, đã có rất nhiều nhà tư tưởng phát triển thêm nội dung và phương pháp của logic học truyền thống, trong đó có John Stuart Mill. Do vậy, nghiên cứu tư tưởng logic học của J.S.Mill là công việc có ý nghĩa lý luận sâu sắc. Bài viết tập trung trình bày ba tư tưởng logic học cơ bản của J.S.Mill, như tư tưởng về bản chất nhận thức, tư tưởng về logic với tư cách nghệ thuật và khoa học lý luận, tư tưởng về các phương pháp suy luận quy nạp.

  • Article


  • Authors: Hồ Hồng Linh; Nguyễn Thị Hảo (2018)

  • Giáo dục dựa trên năng lực hay còn gọi là giáo dục tiếp cận năng lực đã trở thành một xu hướng quan trọng trong cải cách giáo dục của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam...

  • Article


  • Authors: Vũ Thụy Trang (2022-02)

  • Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các quốc gia trên thế giới. Cả trong quá khứ lẫn hiện tại, Việt Nam luôn chú trọng mở rộng các quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp với các nước, trong đó có Ukraine. Việt Nam luôn biết ơn sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân Ukraine dành cho Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập, giúp Việt Nam đào tạo nhiều cán bộ dang có những đóng góp lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trải qua 30 năm kế từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 23/1/1992 cho đến nay, mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời Việt Nam - Ukraine ngày càng được củng cố và phát triển. Bài viết phân tích đặc điểm quan hệ Việt Nam - Ukraine qua 30 năm hợp tác trên các mặt từ chính trị ngoại giao đến kinh tế, văn hóa, khoa học giáo dục..., đồng thời đề xuất các giải p...

  • Article


  • Authors: Oleskiv Marian (2022-02)

  • Bước sang năm 2022, khi tình hình dịch COVID-19 đã cơ bản được kiểm soát, nhiều nơi trên thế giới đang xây dựng và triển khai kế hoạch đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch, đảm bảo an toàn, thích ứng với trạng thái “bình thường mới”. Tại Diễn đàn doanh nghiệp và du lịch Việt Nam-Ukraine 2019 do Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine, Phòng Công nghiệp và Thương mại Ukraine, phối hợp với Đại diện Vinpearl tại Ukraine, công ty lữ hành Lenka Tour Việt Nam tổ chức, ngoài các quan chức Chính phủ hai bên còn có sự tham gia của đại diện của Vinpearl tại Ukraine, công ty du lịch Việt Nam - Lenka Tour và gần 40 công ty Ukraine và Việt Nam. Điều này khẳng định, bên cạch các lĩnh vực khác, thì tiềm năng hợp tác về du lịch giữa Việt Nam và Ukraine là rất lớn. Bài viết đánh giá khái quát thực trọng hợp t...