Search

Author

Subject

Date issued

Has File(s)

Search Results

Results 2001-2010 of 67929 (Search time: 0.019 seconds).
  • Article


  • Authors: Vương Thùy Linh; Lê Ngọc Giang (2022-10)

  • Trong mô hình điện toán đám mây (ĐTĐM), các dịch vụ tính toán và lưu trữ dữ liệu được thuê ngoài với giá thấp hơn nhiều so với đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Vì vậy, ĐTĐM đang là lựa chọn phổ biến trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, khách hàng không có toàn quyền kiểm soát các ứng dụng và dữ liệu của họ. Tính bảo mật của dữ liệu trở thành mối quan tâm khi xem xét các dịch vụ ĐTĐM. Bài báo này đưa ra một số giải pháp bảo mật và đánh giá bảo mật dữ liệu cho các dịch vụ ĐTĐM.

  • Article


  • Authors: Thạch Thị Rọ Mu Ni (2022-11)

  • Văn hóa Khmer Nam Bộ đặc trưng bởi các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể mang tính kí hiệu, biểu tượng tồn lại một cách đa dạng trong các sinh hoạt văn hóa tộc người Khmer. Nếu như chúng ta đã rất quen thuộc với các biểu tượng gắn liền với công trình kiến trúc chùa chiền Phật giáo Nam tông Khmer như Neak (Naga), Krtid, Keyno... thì những thành tố hệ thống lễ vật trong các lễ hội từ lễ hội truyền thống dân tộc, lễ hội tín ngưỡng hay lễ hội tôn giáo dường như vẫn chưa được nhiều người quan tâm, tìm hiểu và giải mã. Từ góc nhìn nghiên cứu văn hóa, bài viết tập trung tiếp cận những thành tố của lễ vật, mà cụ thể là lễ vật Sla-tho của người Khmer từ nguồn gốc, tên gọi, các dạng thức, thông qua đó có thế diễn giải ý nghĩa biểu đạt của nó, đồng thời góp phần hiểu được quan niệm, tư du...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Phương Thúy (2022-11)

  • Từ năm 2002, Chỉnh phủ Nhật Bản đã bắt đầu nghiên cứu chiến lược thương hiệu hóa địa phương nhằm phát triển kinh tế các địa phương dựa trên việc phát huy các nguồn lực kinh tế của chính địa phương. Bài viết giới thiệu định nghĩa, cấu thành và điều kiện bảo hộ/đăng ký nhãn hiệu tập thể địa phương và chỉ dẫn địa lý hiện hành của Nhật Bản, so sánh sự khác biệt giữa hai chế độ này. Đặc biệt, bài viết sẽ dựa trên một số trường hợp đăng ký “kép” cả hai hình thức bảo hộ này để chỉ ra một số lưu ý đối với những người nộp đơn, với kỳ vọng sẽ là những kiến thức có giá trị tham khảo hữu ích đổi với các địa phương và các doanh nghiệp, người sản xuất nông lâm thủy sản của Việt Nam khi muốn thâm nhập thị trường Nhật Bản và đang tìm kiếm một hình thức bảo hộ hữu hiệu đối với sản phẩm gắn liền với ...

  • Article


  • Authors: Trần Ngọc Dũng; Nguyễn Duy Thái (2022-10)

  • Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên việc khai thác các báo cáo của người Anh về Đông Dương thuộc Pháp để phân tích vai trò của thị trường Đông Bắc Á đối với ngoại thương Việt Nam đầu thế kỷ XX. Nghiên cứu góp phần quan trọng bổ sung cho các công trình trước đó về vấn đề này khi đưa ra cái nhìn đối chiếu khách quan để một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của Đông Bắc Á (gồm Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản) đối với hoạt động ngoại thương của Việt Nam. Dù cho Pháp tìm cách độc quyền thương mại nhưng thị trường này vẫn thể hiện được giá trị lớn qua tỉ trọng đóng góp, các mặt hàng xuất nhập khẩu, số tàu bè ra vào Đông Dương. Bài viết do đó khẳng định sự cần thiết phải duy trì quan hệ buôn bán với khu vực này dù trong bất cứ hoàn cảnh thương mại nào bởi tầm quan t...

  • Article


  • Authors: Trần Ngọc Nhật (2022-11)

  • Trong các hoạt động du lịch, các hoạt động hướng tới thiên nhiên và du lịch sinh thái đang là mối quan tâm lớn của khách du lịch Nhật Bản. Nhu cầu du lịch sinh thái của người Nhật bắt nguồn từ ý thức bảo vệ môi trường rất cao của người dân. Tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường, trong đó có cả sản phẩm du lịch đã trở thành một phần trong giá trị sống. Nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái đã được chính phủ, cộng đồng địa phương, các công ty du lịch... đưa ra và thực hiện khá hiệu quả. Nhờ đó, ngành du lịch sinh thái ở Nhật Bản đã có sự khởi sắc, đem lại thêm nguồn thu cho đất nước, quảng bá và tạo dựng uy tín và vị thế của Nhật Bản ra nước ngoài.