- Article
Authors: Phan Thị Hoài (2022-05) - Sau Ngày Toàn quốc kháng chiến bùng nổ, Thái Nguyên cùng với Tuyên Quang, Bắc Kạn trở thành An toàn khu (ATK) đặc biệt quan trọng của căn cứ địa Việt Bắc, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho cơ quan đầu não của Đảng và Chính phủ lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Sự ra đời của ATK trên đất Thái Nguyên trong kháng chiến đã thể hiện tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời cũng minh chứng cho vị thế đặc biệt quan trọng của mảnh đất mệnh danh "Thủ đô gió ngàn".
|
- Article
Authors: Nguyễn Thị Thu Hằng (2022-05) - Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng luôn khẳng định chủ trương kháng chiến gắn liền với kiến quốc, xây dựng nền văn hóa nói chung, đời sống mới nói riêng. Tháng 3-1947, với bút danh Tân Sinh, Người đã viết tác phẩm Đời sông mới nhằm tuyên truyền "Thực hành đời sống mới là một điều cần kíp cho công cuộc cứu quốc và kiến quốc”. Quan điểm của Người về xây dựng đời sống mới đã đi vào thực tiễn cuộc sống của nhân dân, góp phần vào thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cũng như trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
|
- Article
Authors: Nguyễn Thị Hà; Nguyễn Thị Dung (2022-05) - Một trong những thành tựu của Đảng sau 35 năm thực hiện đường lối đổi mới đó là phát triển lý luận và thực tiễn về dân chủ XHCN, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Bài viết làm rõ quá trình phát triển nhận thức của Đảng về dân chủ XHCN, trong đó, đặc biệt nhấn mạnh điểm mới quan trọng và vô cùng ý nghĩa về phát huy mạnh mẽ dân chủ XHCN, quyền làm chủ của nhân dân, đảm bảo mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.
|
- Article
Authors: Đỗ Mạnh Cường (2022-05) - Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, trực tiếp là Xứ ủy Nam Bộ tiếp đó là Trung ương Cục miền Nam, lực lượng dân quân ở Nam Bộ đã từng bước được xây dựng và trưởng thành, trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy chiến tranh nhân dân phát triển, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
|
- Article
Authors: Hồ Trọng Hoài (2022-05) - Trong xã hội hiện đại, dân chủ trở thành một giá trị, một nhu cầu bức thiết của con người, là mục tiêu, động lực của phát triển. Tuy nhiên, dù đạt được những bước tiến nhanh chóng, vẫn tồn tại các biểu hiện như vi phạm dân chủ, dân chủ hình thức... Để ngăn ngừa, hạn chế các biểu hiện đó, cần nhận diện mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật và vận dụng đúng đắn mối quan hệ đó trong thực tiễn.
|
- Article
Authors: Trần Văn Phòng (2022-05) - Sau hơn 35 năm thực hiện đổi mới toàn diện đất nước, hệ thống lý luận về đường lối đổi mới, về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam từng bước được hình thành, bổ sung, phát triển. Bài viết phân tích, chỉ rõ những đặc trưng của lý luận về đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, đó là: thống nhất giữa tính khoa học và tính cách mạng; thống nhất giữa kiên định và bổ sung, phát triển; gắn với thực tiễn đất nước, khu vực và thế giới. Những đặc trưng này gắn bó hữu cơ với nhau, bổ sung cho nhau, cùng nhau tạo nên bản chất của lý luận về đường lối đổi mới của Đảng.
|
- Article
Authors: Bùi Hồng Vạn (2022-05) - Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân dân có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, điều đó được thể hiện rõ trong các tác phẩm, bài viết, bài nói của Người từ những năm đầu tham gia hoạt động cách mạng đến khi Người ra đi về thế giới vĩnh hằng. Bài viết tập trung làm rõ những quan điểm này của Người qua các giai đoạn cách mạng của dân tộc và sự vận dụng sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ khi ra đời năm 1930 đến nay.
|
- Article
Authors: Đoàn Thị Hương (2022-05) - Thực hiện chủ trương Đại hội II (1951) của Đảng, Trung ương Cục miền Nam được thành lập thay cho Xứ ủy Nam Bộ. Từ tháng 6-1951, Trung ương Cục chính thức đi vào hoạt động, trực tiếp lãnh đạo kháng chiến ở Nam Bộ; chủ động, sáng tạo lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất của Đảng phù hợp với thực tiễn Nam Bộ. Khác với Bắc Bộ, Trung Bộ, việc thực hiện chính sách ruộng đất ở Nam Bộ (1951-1954), chủ yếu là tạm cấp ruộng đất của đế quốc, Việt gian, địa chủ vắng mặt cho nông dân không có hoặc thiếu ruộng đất, giảm tô và vận động địa chủ hiến điền mà không thực hiện "cải cách ruộng đất", góp phần củng cố sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.
|
- Article
Authors: Nguyễn Xuân Tú; Lê Thị Hồng (2022-07) - Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ - Nhà lãnh đạo trẻ tuổi đầy tài năng của cách mạng Việt Nam; người con ưu tú của dân tộc; chiến sĩ cách mạng kiên cường, suốt đời chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân; một tấm gương mẫu mực về tự phê bình và phê bình trong Đảng. Những tư tưởng về tự phê bình và phê bình Bônsơvích của đồng chí có giá trị lịch sử to lớn và hiện thực sâu sắc, tiếp tục soi sáng công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.
|
- Article
Authors: Hồ Nhật Vũ (2022-07) - Trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, quán triệt đường lối kháng chiến, kiến quốc của Đảng, Tỉnh ủy Quảng Trị đã chỉ đạo quân và dân trên địa bàn xây dựng các căn cứ địa làm nơi đứng chân cho các cơ quan lãnh đạo, chỉ huy kháng chiến, nơi củng cố và xây dựng lực lượng vũ trang mà còn là nơi đảm nhiệm công tác hậu cần, cung cấp một phần nhân lực, vật lực cho cuộc kháng chiến của quân và dân Quảng Trị.
|