Search

Author

Subject

Date issued

Has File(s)

Search Results

Results 241-250 of 67929 (Search time: 0.012 seconds).
  • Article


  • Authors: Trịnh Nhu (2022-07)

  • Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam là tài sản tinh thần vô giá mà Người để lại cho Đảng, nhân dân Việt Nam và Đảng, nhân dân Lào. Tiếp tục học tập, nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trong hoạt động thực tiễn là một trong những nhiệm vụ cần thiết để không ngừng vun đắp mối quan hệ mẫu mực, thủy chung, trong sáng, đời đời bền vững giữa hai Đảng, hai dân tộc lên tầm cao mới.

  • Article


  • Authors: Trần Quốc Việt (2022-05)

  • Hội nhập kinh tế quốc tế là nội dung trọng tâm của hội nhập quốc tế và là chủ trương lớn của Đảng xuyên suốt thời kỳ đổi mới. Chủ trương của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế dần được bổ sung, phát triển cho phù hợp với những thay đổi của tình hình quốc tế và trong nước đã đem lại những kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, làm tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế. Từ thực tiễn quá trình Đảng hoạch định, chủ trương, chỉ đạo thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế trong những năm 2001 -2016 đã để lại những kinh nghiệm có giá trị tham khảo trong những năm tiếp theo.

  • Article


  • Authors: Hồ Bá Tú (2022-06)

  • Nghệ An là một tỉnh nằm trong không gian của vùng du lịch Bắc Trung Bộ có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển các ngành kinh tế, nhất là dịch vụ du lịch. Nhận thức rõ điều đó, trong những năm 2010-2020, Đảng bộ tỉnh Nghệ An đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp đúng đắn, phù hợp; sáng tạo trong chỉ đạo thực tiễn, tạo sự chuyển biến tích cực với những kết quả quan trọng trên lĩnh vực du lịch, đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế - xã hội Nghệ An hướng đến trở thành tỉnh khá của cả nước, là trung tâm kết nối phát triển vùng BắcTrung Bộ vào năm 2030.

  • Article


  • Authors: Trần Bích Nguyên (2022)

  • Năm 2002, bộ Việt Nam Hán Nôm văn hiến mục lục để yếu (bản Trung văn) đã mở ra cho chúng ta một cánh cổng lớn để nhận thức về Hán học Việt nam. Năm 2010, bộ Việt Nam Hán văn Yên hành văn hiến tập thành đã in lại và công bố nguyên tác 79 tác phẩm Hán văn Yên hành của Việt Nam, làm khuấy động phong trào nghiên cứu tư liệu sứ trình Đông Á, hai bộ sách đều có công lao không thể phủ nhận. Thế nhưng, do Việt Nam Hán Nôm văn hiến mục lục để yếu ghi chép có chỗ nhầm lẫn và Việt Nam Hán văn Yên hành văn hiến tập thành khảo chứng chưa thật đầy đủ, nên tác phẩm Hoa trình ngẫu bút lục được sưu tập trong quyển 12 của Việt Nam Hán văn Yên hành văn hiến tập thành đã cho là của Lê Quang Viện. Dựa vào tư liệu chúng tôi hiện biết, bài viết cho rằng triều Nguyễn không hề có vị sứ thần Lê Quang Viện, đ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Vân; Nguyễn Minh Tuấn (2022-07)

  • Là tỉnh có 143/180 xã nông thôn, từ năm 2010, cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Năm 2020, tỉnh Thái Nguyên không chỉ hoàn thành vượt mục tiêu đề ra, mà còn là địa phương có thành tích cao nhất trong khu vực Trung du và miền núi phía Bắc khi về đích sớm trước 1 năm với 3 đơn vị cấp huyện và 102 đơn vị cấp xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bài viết làm rõ vai trò của Đảng bộ tỉnh và một số kinh nghiệm trong chỉ đạo xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Nguyên.

  • Article


  • Authors: Phạm Minh Đức (2022)

  • Xây dựng và sửa chữa cầu là việc vô cùng quan trọng đối với bất kì địa phương, quốc gia và thời đại nào. Bởi lẽ, việc xây dựng này liên quan đến vấn đề đi lại giữa các vùng miền, có ảnh hưởng đến nhiều phương diện như: kinh tế, chính trị, xã hội,… Châu bản triều Nguyễn là hệ thống tư liệu quý được thế giới công nhận, ở đâycòn lưu giữ được khoảng 85.000 văn bản quan trọng của triều đình nhà Nguyễn ghi về nhiều lĩnh vực, trong đó có 89 văn bản ghi về viejc xây dựng và sửa chữa cầu. Châu bản cũng đề cập khá nhiều cây cầu nổi tiếng, đặc biệt là cầu Trường Tiền ở Huế.

  • Article


  • Authors: Trần Kinh Hòa (2022)

  • Đại Việt sử ký do sử quan Lê Văn Hưu dâng lên Trần Thánh Tông năm 1272 đượcc xem là bộ chính sử đầu tiên của Việt Nam. Theo kiến giải của Trần Kinh Hòa, vào những năm 1250 Trần Chu Phổ đã biên soạn Việt chi và Việt chi chính là Đại Việt sử lược của Trần Chu Phổ để biên soạn nên Đại Việt sử ký. Tức là Trần Chu Phổ là tiền bối của Lê Văn Hưu, chứ không phải sống sau thời Lê Văn Hưu như học giả Trần Văn Giáp đã nhận định.

  • Article


  • Authors: Hoàng văn Dũng (2022-11)

  • Bài viết tóm tắt một số nội dung và nhận định chính của hai nhà xã hội học Pierre Bourdieu và Jean-Claude Passeron về sự bất bình đẳng cơ hội trong giáo dục đại học của những sinh viên thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Đồng thời, bài viết sử dụng số liệu thống kê để xem xét lần lượt 4 mối quan hệ sau sau: nguồn gốc xã hội của sinh viên và ba cấp học là cử nhân, thạc sĩ, và tiến sĩ; nguồn gốc xã hội của sinh viên và ngành học; nguồn gốc xã hội của sinh viên trong các lớp dự bị để thi vào các trường lớn và trong các trường lớn: tỷ lệ có bằng đại học theo môi trường xã hội. Từ đó, bài viết bàn luận về tính đặc sắc trong nghiên cứu của Bourdieu và Passeron dù bối cảnh xã hội đã có nhiều thay đổi.; The article analyzes some of the main contents and explanations of two sociologists Pie...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Bích Thuận (2022-11)

  • Bài viết phân tích những chương trình, hoạt động bảo trợ xã hội của Đức, đặc biệt trong thời kỳ đại dịch COVID-19. Nhìn chung, hệ thống bảo trợ xã hội của Đức được đánh giá khá bền vững, với tỷ lệ bao phủ cao của cả các chương trình bảo hiểm dựa vào đóng góp và không dựa vào đóng góp, cũng như việc cải thiện đáng kể các chỉ số nghèo đói... Tuy vậy, vấn đề già hoá dân số và gần đây là đại dịch C0VID-I9 đã mang đến nhiều thách thức cho quốc gia này. Mặc dù tác động của những điều chỉnh về các chương trình bảo trợ xã hội còn hạn chế, Đức vẫn được coi là một trong những nước thành công so với nhiều quốc gia châu Âu khác trong vấn đề quản lý sức khoẻ cộng đồng và duy trì sự ổn định về kinh tế - xã hội. Do đó, mô hình hệ thống bảo trợ xã hội của Đức có thể mang lại những bài học kinh nghi...

  • Article


  • Authors: Hoàng Văn Tuấn (2022-12)

  • Trong quá trình khai phá vùng đất phương Nam, chúa Nguyễn đã sớm nhận thức về vị trí chiến lược của vùng biển đảo Tây Nam Bộ, nhất là trên phương diện kinh tế và an ninh. Tuy nhiên, phải đến đầu thê kỷ XVIII, chính quyền Đàng Trong mới chính thức tiến hành xác lập chủ quyền đối với vùng biển đảo này. Sự kiện mang tính bước ngoặt là Mạc Cửu (1655- 1735) đem dâng toàn bộ vùng Hà Tiên cho chính quyền Đàng Trong vào năm 1708. Từ thời điểm này, chúa Nguyễn, Mạc Cửu và mối quan hệ này có tác động rõ rệt đến cục diện lịch sử thế kỷ XVIII. Riêng đối với chúa Nguyễn thì đây là bàn đạp để mở mang bờ cõi về phương Nam và trên cơ sở đó giành quyền làm chủ toàn bộ vùng đất lẫn vùng biển và các hải đảo Tây Nam Bộ.