Search

Author

Subject

Date issued

Has File(s)

Search Results

Results 311-320 of 67929 (Search time: 0.014 seconds).
  • Article


  • Authors: Nguyễn Lê Nhật Nam (2022-10)

  • Thuật ngữ metaverse được tác giả Neal Stephensen đề cập từ năm 1992 trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Snow Crash. Nó mô tả một thế giới ảo nơi con người tương tác với nhau qua hình đại diện kỹ thuật số. Các bộ phim như The Matrix và Ready Player One là ví dụ rõ nhất cho ý tưởng này. Thuật ngữ bắt đầu thu hút sự chú ý khi được Mark Zuckerberg, CEO Meta, nhắc đến trong một sự kiện hồi tháng 6/2021. Ngay cả trong giai đoạn sơ khai, metaverse đã trở thành một từ thông dụng - trong khi vẫn còn một chút khó khăn để hiểu được chính xác nó là gì. Hiện nay, trong khi những gã khổng lồ công nghệ về trò chơi và truyền thông xã hội đang đầu tư rất nhiều vào vũ trụ ảo, các nhà giáo dục lại đang sử dụng metaverse cho các chuyến đi thực tế ảo, các lớp học STEM và trong giáo dục thể chất. Vậy, ...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Xuân Nghĩa (2022-08)

  • Hậu thế tục là một vấn đề mới trong nghiên cứu tôn giáo những năm gần đây. Bài viết trình bày ba điểm chính về vấn đề này. Trước hết, là tranh luận giữa những người phê bình và những người ủng hộ việc sử dụng thuật ngữ này. Tiếp đến, mối tương quan giữa thế tục và hậu thế tục cần được làm rõ hơn. Và cuối cùng, để hiểu hơn vấn đề phức tạp này cần làm rõ những chủ đề có liên quan khi đề cập đến khái niệm hậu thế tục.

  • Article


  • Authors: Lý Tùng Hiếu (2014)

  • Vận dụng các cách tiếp cận hệ thống, cách tiếp cận địa văn hóa và cách tiếp cận dân tộc-ngôn ngữ học, bài viết xem xét những giá trị đóng góp của văn minh Champa và văn hóa Chăm đối với văn hóa Việt và văn hóa Việt Nam, để cho thấy bên cạnh xu hướng Việt hoá diễn ra trong văn hóa Chăm còn có xu hướng Chăm hóa diễn ra trong văn hóa Việt...

  • Article


  • Authors: Lý Tùng Hiếu; Nguyễn Văn Huệ (2014)

  • Từ cuối thế kỷ XIX đến nay, việc nghiên cứu ngôn ngữ các tộc người Việt Nam có những mục đích khác nhau, trong đó có mục đích tìm hiểu văn hóa trong ngôn ngữ...

  • Article


  • Authors: Trần Thị Phương Anh (2022-09)

  • Với đạo Tin Lành, việc phát triển tín đồ là một trong những phương châm, nội dung hoạt động quan trọng của tôn giáo này. Các Hội Thánh Tin Lành có nhiều phương thức, chiến lược để gia tăng số lượng tín đồ, "mở rộng nước Chúa”. Trước đây, đạo Tin Lành chủ yếu ghi nhận sự phát triển của mình ở các khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, những số liệu gần đây về đạo Tin Lành đã cho thấy có sự gia tăng đáng kể tín đồ đạo Tin lành nơi các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phổ Hồ Chí Minh, tạo nên một diện mạo mới cho cộng đồng Tin Lành khu vực đô thị. Theo thông tin từ Ban Tôn giáo Chính phủ, số tín đồ Tin lành ở Hà Nội năm 2013 khoảng 6.000 người, năm 2015 tăng lên hơn 8.000, trên 10.000 vào năm 2019 và 16.000 tín đồ vào năm 2021. Bài viết này bên ...

  • Article


  • Authors: Hoàng Thị Thu Hường (2022-09)

  • Người Dao Quần Chẹt nói riêng, người Dao nói chung và nhiều dân tộc khác ở Việt Nam thường tin rằng tất cả mọi vật đều có linh hồn và linh hồn luôn gắn liền với thể xác, khi thể xác mất đi (chết, bị hủy diệt, ...) thì hồn sẽ biến thành ma. Vì vậy, ở bất kỳ nơi nào trên trái đất cũng đều có hồn và ma. Họ cũng cho rằng ma quỷ, thần thánh chia thành hai loại: ma lành, ma dữ và sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến tất cả các mặt về đời sống tâm linh, tôn giáo cũng như xã hội của từng cá nhân và cộng đồng tộc người. Năm 2021, tác giả đã bước đầu xác định được hệ thống thần linh tối cao của tộc người - qua tranh thờ của người Dao Quần Chẹt. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với sách cúng, tác giả cũng đồng thời phát hiện ra thần linh trong sách cúng và trong tranh thờ có sự chênh lệch rõ ràng: ...

  • Article


  • Authors: Phạm Thanh Hằng (2022-10)

  • Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia sớm có quan hệ giao lưu về kinh tế và văn hóa. Cả hai nước có nhiều nét tương đồng về văn hóa, cùng mang đậm sắc thái văn hóa phương Đông, do đó sự giao thoa về văn hóa tôn giáo là điều có tính tất yếu. Nhật Bản không phái là quốc gia đa dân tộc như Việt Nam, tuy nhiên, ở Nhật Bản cùng tồn tại đa dạng các loại hình tôn giáo và thực tế hơn nửa thế kỷ qua chứng minh Nhật Bản phải đứng trước nhiều thách thức đặt ra từ phía các tổ chức giáo hội. Để đối mặt và giải quyết những biến chuyển sôi động trong đời sống tôn giáo, Chỉnh phủ Nhật Bản đã ban hành Luật Pháp nhân tôn giáo năm 1951. Việc nghiên cứu và đánh giá những thành tựu nổi bật của bộ luật đặc biệt về tôn giáo này của Nhật Bản, từ đó rút ra một số giá trị tham khảo với Việt Nam, có ý nghĩa qu...