Search

Author

Subject

Date issued

Has File(s)

Search Results

Results 331-340 of 67929 (Search time: 0.011 seconds).
  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Kim Dung (2022-11)

  • Bài viết chỉ ra thực trạng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay với sự đan xen giữa cái tốt với cái xấu, cái thiện với cái ác, lương tâm với vô lương tâm và khẳng định cái tốt, cái thiện, lương tâm vẫn đóng vai trò chủ đạo trong đời sống đạo đức xã hội nói chung, đạo đức kinh doanh nói riêng. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục và đẩy lùi sự xuống cấp đạo đức trong hoạt động kinh doanh ở Việt Nam hiện nay.

  • Article


  • Authors: Trần Thị Hồng Yến (2022-11)

  • Vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc ở tỉnh Hà Giang, nơi sinh sống chủ yếu của người Hmông và Dao. Hiện nay, những thôn bản theo tín ngưỡng truyền thống dọc biên giới đang trong tình trạng mất đi những nghi lễ mang bản sắc đặc trưng tộc người như lễ cấp sắc, cúng Bàn Vương (của người Dao); lễ hội Gầu tào, Nào sồng (của người Hmông); thờ thổ thần, thổ địa, nghi lễ nông nghiệp cúng cơm mới... Bên cạnh đó, nhiều nghi lễ gia đình, dòng họ rườm rà, khó thực hiện. Đội ngũ thầy cúng, thầy mo đang thiếu hụt nghiêm trọng và sẽ càng thiếu hụt trong thời gian tới. Đây là yếu tố thuận lợi để tôn giáo mới thâm nhập. Trong bối cảnh trên, bài viết đề cập đến thực trạng tín ngưỡng truyền thống và một số vấn đề cấp bách cần thực hiện nhằm khôi phục tín ngưỡng truyền thống ở địa bàn nghiên cứu.

  • Article


  • Authors: Trần Thị Thúy Hạnh (2022-11)

  • Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một nhà sư Việt Nam rất có danh tiếng và ảnh hưởng tới Phật giáo Tây phương. Ông sáng lập phong trào Phật giáo dấn thân trong chiến tranh Mỹ - Việt Nam để kêu gọi hòa bình, và phong trào này vẫn còn được duy trì tới thời hiện đại với tính chất của Phật giáo nhập thế. Ông còn là cha đẻ của “thực hành chính niệm" — một hình thức của Phật giáo dấn thân, phương thức tu tập giúp con người duy trì sự tinh thức và an lạc trong đòi sông hiện đại. Những kiến thức thâm sâu của Phật giáo truyền thống được ông diễn giải một cách sáng tỏ, tinh túy và giản dị qua hơn trăm đầu sách, và được ông chứng minh bằng chính cuộc đời “dĩ thân vi giáo ”, “vì Phật pháp, vì chúng sinh ", để lại một cộng đồng chính niệm đông đảo, tiếp tục duy trì tinh thần Phật giáo dấn thân hiện đạ...

  • Article


  • Authors: Phạm Văn Dương (2022-07)

  • M.Hockheimer và T.Adomo là hai triết gia, hai nhà lãnh đạo nổi tiếng của Trường phái Frankfurt - đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa Mác phương Tây. Họ đã nhận thấy những hạn chế trong quá trình khai sáng của nền văn hóa phương Tây, đó là lý tính khai sáng đã trở thành lý tính công cụ kìm hãm sự phát triển tư duy, nhận thức và làm tha hóa con người. Từ góc độ phê phán văn hóa, họ đã đưa ra một quan niệm mới về khai sáng khác biệt với tinh thần triết học thời kỳ Khai sáng ở châu Âu. Việc tìm hiểu quan niệm khai sáng của hai ông sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn những hạn chế của một số trào lưu triết học hiện đại thuộc chủ nghĩa duy khoa học cũng như giá trị của vấn đề khai sáng mà họ đặt ra cho triết học hậu hiện đại.

  • Article


  • Authors: Đỗ Hương Giang (2022-08)

  • Quan điểm về bản thể là một trong những nội dung quan trọng trong tư tưởng thiền của Tuệ Trung Thượng Sĩ. Căn cứ trên vần thơ hiện còn, có thể tóm tắt quan điểm này của ông như sau: Thứ nhất, bản thể là khởi nguyên, cội nguồn, là cái gốc, cái đầu tiên của toàn thể vũ trụ. Bản thể có tính chất thưởng hằng và chân thực, không trái cũng không phải, không có khởi đầu và cũng không có kết thúc. Bản thể này không thể miêu tả bằng ngôn ngữ, vì vậy, không thể hiểu bằng nhận thức thông thường (nhận thức bằng ngôn ngữ). Thứ hai, thế giới hiện tượng và con người đều xuất hiện từ bản thể. Mỗi chúng sinh đều có tính chất, mầm mống của bản thể, tức là mỗi chúng sinh đều có Phật tính. Mối quan hệ giữa bản thể và thế giới hiện tượng là mối quan hệ giữa chân như và tồn tại.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Bích Ngoan (2022-09)

  • Hội đoàn Công giáo là một hình thức tổ chức tập hợp giáo dân trong giáo xứ, được lập ra nhằm phục vụ cho những sinh hoạt tôn giáo thuần túy hoặc tham gia các hoạt động xã hội. Tại Việt Nam, hội đoàn Công giáo đã xuất hiện từ khá sớm gắn liền với quá trình Công giáo truyền bá và phát triển đạo. Cho đến hiện nay, nhiều loại hình khác nhau của hội đoàn đã được thành lập tại hầu hết các giáo xứ ở hai mươi bảy giáo phận Công giáo Việt Nam. Trong số đó, hội đoàn của giới trẻ Công giáo là một trong những loại hình khá tiêu biểu, có số lượng thành viên đông đảo và đa dạng với nhiều hình thức hoạt động khác nhau. Bài viết này sẽ phân tích và làm rõ một số vấn đề, như: khái niệm, chức năng, loại hình, tổ chức và hoạt động của hội đoàn và hội đoàn giới trẻ Công giáo ở Việt Nam hiện nay.

  • Article


  • Authors: Phạm Quốc Hoàn (2022-03)

  • Đại dịch COVID-19 chắc chắn đã xua tan mọi nghi ngờ mà bất kỳ tổ chức nào từng có về sự cấp thiết của chuyển đổi số (CĐS). CĐS không chỉ đơn thuần là một số cường điệu tiếp thị mới từ ngành công nghệ đang khao khát các nguồn doanh thu mới. Thay vào đó, CĐS gần như chỉ trong một sớm một chiều đã trở thành một vấn đề sống còn của tổ chức, với những tác động rõ ràng đối với hội đồng quản trị (HĐQT).

  • Article


  • Authors: Thành An (2022-03)

  • Ngày 30/12/2019, Bộ Y tế đã ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử (CPĐT) Bộ Y tế phiên bản 2.0. Kiến trúc Chính phủ Bộ Y tế được xây dựng căn cứ theo Khung kiến trúc CPĐT của Bộ TT&TT đã xác định các thành phần cơ bản của hệ thống y tế, bao gồm việc bổ sung các nguyên tắc xây dựng Kiến trúc CPĐT Bộ Y tế, bổ sung các khái niệm về Kiến trúc CPĐT Bộ Y tế và bổ sung các mô hình tham chiếu. Kiến trúc đã đưa ra được khung chung nhất với đầy đủ các lĩnh vực ngành y tế.