Search

Author

Subject

Date issued

Has File(s)

Search Results

Results 341-350 of 67929 (Search time: 0.014 seconds).
  • Article


  • Authors: Trần Thị Thúy Ngọc (2022-09)

  • Đại chân Viên giác thanh (Nhị thập tứ thanh) là sản phẩm sinh hoạt tư tưởng của Ngô Thì Nhậm và các bạn đồng tu tại Trúc Lâm Thiền viện Bích Câu, khoảng 5 năm trước khi ông mất sau trận đòn của nhà Nguyễn. Tác phẩm này đúc rút, chiêm nghiệm lại tất cả những gì mà cuộc đời Ngô Thì Nhậm đã trải qua, chính vì thế tính triết luận rất cao được thể hiện toàn diện từ bản thể luận tới nhân sinh quan và chính trị. Toàn bộ hình thức của tác phẩm giống như các công án trong kinh điển Thiền tông, nhưng không phải ẩn chứa những nghịch lý để phá vỡ vô minh như Thiền tông, mà ẩn chứa các nghịch lý của thời đại, giải được cái nghịch lý ấy thì trở thành bậc giác ngộ, trở thành người nắm được cái “Lý” của việc giải thoát, giải thoát ở đây phải hiểu là giải thoát các bế tắc của thời cuộc, của tư tưởng...

  • Article


  • Authors: Nguyễn Giáo (2022-11)

  • Sử dụng di sản để làm du lịch đã trở nên phổ biển ở khắp nơi trên thế giới và ở vùng cao nguyên Đồng Văn, các di sản văn hóa tộc người cũng trở thành tài nguyên thu hút du khách trong và ngoài nước đến trải nghiệm. Tìm hiểu việc sử dụng khèn để thể hiện bản sắc, bài viết xem xét cách người Hmông tới địa bàn nghiên cứu lựa chọn sử dụng di sản phục vụ phát triển du lịch và cũng nhờ đó có cơ hội giữ gìn, củng cố được những di sản truyền thống có nguy cơ mai một theo thời gian. Cụ thể, bài viết chỉ ra việc trình diễn các bài khèn được coi là phụ, có tính chất "giao lưu, hội hè " phù hợp với nhu cầu của du khách đã đem lại cơ hội truyền dạy khèn nghi lễ - thứ khèn tâm linh được coi là quan trọng nhất, có ý nghĩa nhất, qua đó duy trì, củng cố và phát huy nó trong đời sống cộng đồng.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Thị Thanh Thủy (2022-08)

  • Trong bài viết, tác giả phân tích thực hiện đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở của Thành phố Hồ Chí Minh ở ba nội dung chính: thứ nhất, sự cần thiết đổi mới hệ thống chính trị cơ sở; thứ hai, phân tích một số nội dung cơ bản trong thực hiện đổi mới hệ thống chính trị cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh, như đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, trong đó nhấn mạnh đến sự đổi mới phương thức lãnh đạo của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, đổi mới hoạt động của chính quyền cơ sở và đổi mới công tác Mặt trận và đoàn thể cơ sở; thứ ba, đề xuất một số giải pháp thực hiện đổi mới nhằm nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở của Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Đình Bắc (2022-09)

  • Hiện nay, hội nhập quốc tế đã trở thành một vấn đề có tính quy luật, là một tất yếu khách quan của mọi quốc gia, dân tộc. Tuy nhiên, để hội nhập thành công, vấn đề hàng đầu, có ý nghĩa quyết định là xác định đúng và thực hiện đúng những vấn đề có tính nguyên tắc trong hội nhập. Với ý nghĩa đó, bài viết tập trung khái quát và luận giải ba vấn đề có tính nguyên tắc trong hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay, gồm: Một là, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong hội nhập. Hai là, kiên định về nguyên tắc chiến lược đi đôi với sách lược mềm dẻo, linh hoạt trong hội nhập. Ba là, lấy phương châm độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường làm chủ đạo; đồng thời phát huy tối đa các nhân tố bên ngoài có lợi, tích cực mở rộng hợp tác quốc tế trong hội nhập.

  • Article


  • Authors: Đỗ Minh Hợp (2022-10)

  • Islam giáo là tôn giáo trẻ nhất trong ba tôn giáo thế giới, song văn hóa Islam giáo giữ một trong các vị trí quan trọng nhất trong lịch sử văn minh thế giới. Bộc lộ một tiềm năng văn hóa lớn, Islam giáo làm chủ trí tuệ và tình cảm của các dân tộc khác nhau về ngôn ngữ, màu da, truyền thống và tập quán. Islam giáo đã tiếp biến những thành tựu khoa học và văn hóa của thế giới Cổ đại và Trung cổ (Hy Lạp cổ đại, La Mã, Do Thái, Ba Tư, Trung Quốc), giữ gìn và phát triển di sản trí tuệ của họ. Theo nghĩa đó, văn hóa Islam giáo là vòng khâu liên kết quan trọng của dòng chảy lịch sử văn hóa. Song, nó thường bị hiểu sai, đặc biệt là do chú giải chưa đúng khái niệm "Jihad", qua đó phù nhận bản chất nhân văn của văn hóa Islam giáo, cản trở đối thoại chính trị và tiếp biến văn hóa toàn cầu. Bài...

  • Article


  • Authors: Trần Ngọc Sơn (2022-08)

  • Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về con đường phát triển rút ngắn là một nội dung quan trọng của chủ nghĩa xã hội khoa học. Trên cơ sở tổng kểt lịch sử phát triển của nhân loại, phân tích chế độ tư bản chủ nghĩa, các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin đã đưa ra dự báo khoa học về khả năng phát triển rút ngắn, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa để đi lên chủ nghĩa xã hội. Quá trình vận dụng quan điểm này ở Việt Nam đã và đang đạt dược những thành tựu hết sức to lớn, có ý nghĩa lịch sử, chứng tỏ đây là con đường phát triển duy nhất đúng đắn của cách mạng Việt Nam.

  • Article


  • Authors: Nguyễn Ánh Hồng Minh (2022-09)

  • Học thuyết công lợi là một lý thuyết đạo đức hướng tới tối đa hóa hiệu quả của hành động. Việc nghiên cứu học thuyết này sẽ góp phần xây dựng lý luận cơ bản để hướng tới giải quyết các vấn đề đạo đức của thực tiễn xã hội đang đối mặt. Trong phạm vi bài viết, tác giả tập trung vào trình bày và phân tích nguyên tắc đạo đức công lợi của các đại diện tiêu biểu ở Anh; cụ thể là Jeremy Bentham, John Stuart Mill, Henry Sidgwick và Richard Mervyn Hare; từ đó, bước đầu đưa ra một số nhận định về những quan niệm này.

  • Article


  • Authors: Vũ Thị Thảo (2022-09)

  • Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trí thức lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI. Cuộc đời thăng trầm, đầy sóng gió đã tác động rất lớn đấn sự hình thành, phát triển tư tưởng và triết lý xử thế của ông. Sự sắc sảo, trí tuệ và uyên bác của ông được thể hiện thông qua những bước chuyển biến quan trọng trong phương thức xử thế theo những vị thế khác nhau: (1) Ở vị trí là một trí thức Nho học, Nguyễn Bỉnh Khiêm kiên trì với lý tưởng chính trị “vua sáng”, “tôi hiền”, “xã hội thái bình”; (2) ở vị trí là một vị quan, Nguyễn Bỉnh Khiêm thực hiện đường lối nhân chỉnh, bảo vệ và chăm lo cho đời sống dân chúng; (3) ở vị trí là người ẩn sĩ, Nguyễn Bỉnh Khiêm lo nước, thương dân dưới một hình thức khác. Phương thức xử thế của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bối cảnh chính trị đương thời là minh chứng cho một...

  • Article


  • Authors: Phan Thị Thu Hằng (2022-07)

  • Bài viết phân tích tư tưởng của Rosa Luxemburg về dân chủ, được thể hiện tập trung qua một số tác phẩm tiêu biểu. Trên cơ sở đó, bài viết chỉ ra rằng, trong tư tưởng của Rosa Luxemburg, dân chủ được coi là yếu tố nền tảng, cốt lõi để xây dựng một xã hội tốt đẹp. Đặc biệt, bà cũng chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa việc thực hiện dân chủ và xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa trong thực tiễn cách mạng.

  • Article


  • Authors: Hoàng Minh Quân (2022-08)

  • Ở Việt Nam nửa đầu thể kỷ XX, trong bối cảnh suy tàn của Nho giáo, hoạt động phiên dịch và chú giải Mạnh Tử - một tác phẩm kinh điển của học thuyết này - lại diễn ra tương đối sôi nổi và đạt được những thành tựu rất đáng chú ý. Một mặt, thời kỳ này ghi nhận sự xuất hiện của những công trình độc lập dịch Nôm và tiết yếu Mạnh Từ, mặt khác, đây cũng là thời điểm xuất hiện một loạt công trình phiên dịch và chú giải Mạnh Tử bằng chữ quốc ngữ, trong đó có những bản dịch trên quy mô toàn bộ tác phẩm. Nhưng, việc phiên dịch và chú giải Mạnh Tử ở Việt Nam thời kỳ này không chỉ là hoạt động thuộc lĩnh vực ngôn ngữ đơn thuần, mà còn có thể được xem như một phương thức thể hiện tư tưởng của chủ thể phiên dịch và chú giải. Trong trường hợp này, người trí thức Việt Nam đã thông qua phiên dịch và ...